Thừa Thiên Huế: Tham vấn kế hoạch phát triển chính quyền số

Trong khuôn khổ Tuần lễ chuyển đổi số (CĐS) - Huế 2022, chiều ngày 17.8, tại Trụ sở UBND tỉnh đã diễn ra phiên Tiếp xã giao và Tọa đàm “Phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thừa Thiên Huế và tham vấn kế hoạch phát triển chính quyền số”. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) Nguyễn Văn Khoa chủ trì phiên Tiếp xã giao và Tọa đàm. Phiên Tiếp xã giao và Tọa đàm có sự tham gia của Lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh và các thành viên trong VINASA và các chuyên gia, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ.

Chuyển đổi số là chiến lược phát triển xuyên suốt

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, tỉnh sẽ đi sâu hơn vào công tác chuyển đổi số (CĐS) trên lĩnh vực văn hóa - di sản với mục tiêu nâng tầm các giá trị văn hóa – di sản, tạo ra những dịch vụ mới, các mô hình kinh tế mới. Đây là lần thứ 2 tỉnh tổ chức chương trình Tuần lễ CĐS. Tuần lễ CĐS - Huế 2021 với chủ đề “Chuyển đổi số - cơ hội và thách thức” được xem là lời giới thiệu, đặt vấn đề của tỉnh đối với công tác triển khai CĐS theo chương trình CĐS quốc gia. Tuần lễ CĐS - Huế 2022 từ ngày 17-19.8.2022 với chủ đề “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội”.

Tỉnh đã xác định phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và CĐS là chiến lược phát triển xuyên suốt. Theo đó, ngày 12.10.2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về CĐS tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu đề ra tới năm 2025: 100% các tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số được triển khai hoàn thiện; kinh tế số chiếm từ 15 - 20% tổng sản phẩm GRDP; giữ vững vị trí nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, Chỉ số CĐS.

“Để thực hiện thành công những mục tiêu đó và sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh rất cần sự hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành Trung ương, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn có những tham vấn, định hướng cho tỉnh trong chiến lược CĐS thời gian tới cũng như hoàn thiện các chính sách nhằm kêu gọi, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư về công nghệ thông tin triển khai các hoạt động đầu tư trên địa bàn”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu cũng được nghe Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn đã thông tin về ngành Công nghiệp CNTT và CĐS tại Huế; chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp công nghệ số. Theo đó, Thừa Thiên Huế đang có những thành tựu về chính quyền số và xã hội số. Điển hình như xếp hạng của Thừa Thiên Huế ngày càng được cải thiện và luôn nằm trong tốp đầu toàn quốc về các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh và mô hình dịch vụ đô thị thông minh đang được đánh giá cao. Mặc dù vậy, việc CĐS tại Thừa Thiên Huế vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế số.

Để có những giải pháp tháo gỡ hạn chế, khó khăn, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình đặt vấn đề để các chuyên gia góp ý xung quanh 04 nhóm vấn đề: Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ; Đề xuất hướng để Doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào Thừa Thiên Huế; Tham vấn kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 – 2025; Hình thức hợp tác phù hợp giữa Chính quyền - Doanh nghiệp để đẩy nhanh CĐS tại Huế nói riêng và tại các địa phương nói chung.

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Thừa Thiên Huế và tham vấn kế hoạch phát triển chính quyền số -0
Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm

Tận dụng tốt nhất các cơ hội, thế mạnh để đẩy mạnh chuyển đổi số

Đánh giá về quá trình CĐS của tỉnh, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA cho rằng, tỉnh đang có khát vọng ứng dụng công nghệ để mang lại lại giá trị, lợi ích cho người dân. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của tỉnh, quá trình CĐS từng bước có những thành tựu đáng ghi nhận. Chúng tôi luôn cam kết, đồng hành với tỉnh trong quá trình CĐS để tham vấn các kế hoạch CĐS cho tỉnh. Tỉnh cần tận dụng tốt nhất các thế mạnh, đưa ra phương án tổng thể, đồng thời bàn thảo các kế hoạch CĐS của các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, tỉnh nên cùng các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư, phát triển ngành công nghệ số. Việc xây dựng tuần lễ CĐS tại Thừa Thiên Huế sẽ hướng tới đưa đưa sự kiện này thành điểm nhấn về công nghệ.

Buổi Tọa đàm cũng ghi nhận nhiều ý kiến thảo luận liên quan đến công tác CĐS của tỉnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, tỉnh cần xác định rõ bản chất của CĐS là gì, quá trình CĐS của tỉnh đang ở đâu trên bản đồ Việt Nam. Cố vấn CĐS Nguyễn Văn Hòa góp ý, CĐS là quá trình thay đổi phương thức sản xuất, vấn đề lớn nhất của CĐS là nhận thức. Do vậy, tỉnh cần kết hợp, thống nhất những nội dung CĐS để mang màu sắc Huế. “Màu sắc CĐS là văn hóa và tính trí tuệ. Tỉnh cần chú trọng đến phát triển kinh tế số bằng cách tận dụng tiềm năng từ du lịch và phát triển cộng đồng doanh nghiệp số.

Vấn đề tập trung dữ liệu, nhân lực công nghệ thông tin đang là nguyên nhân tạo ra những khó khăn trong quá trình CĐS. Khi dữ liệu không thống nhất thì sẽ không có giá trị cao. Chủ tịch Hội đồng quản trị FSI ông Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, quá trình CĐS phải lấy dữ liệu trung tâm, tạo nên nền tảng số trên các lĩnh vực.

Việc đầu tư hạ tầng để lưu trữ dữ liệu, ông Nguyễn Nhật Quang, Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế đề xuất, trong kế hoạch CĐS của tỉnh cần giải quyết mối quan hệ giữa các bài toán quan trọng của quốc gia về cơ sở dữ liệu;  tập trung dữ liệu từ trung ương đến địa phương để khỏi xảy ra tình trạng chồng chéo.

Phát biểu kết luận buổi Tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận những ý kiến đóng góp xác đáng, chân tình của các chuyên gia, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ với mục tiêu tham vấn cho tỉnh về CĐS, đồng thời cho biết, với mô hình phát triển của địa phương, CĐS sẽ là hạt nhân để xây dựng, phát triển. “Để CĐS trở thành động lực phát triển, thời gian tới, chúng tôi sẽ có những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực. Tỉnh cũng sẽ rà soát lại các công đoạn trong quá trình CĐS để tạo nên sự thống nhất cao”, tỉnh sẽ tận dụng tốt nhất các cơ hội, thế mạnh để đẩy mạnh chuyển đổi số, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Trên đường phát triển

Lào Cai: Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Sùng A Lềnh chúc Tết các tập thể, người có công tại huyện Bảo Thắng
Trên đường phát triển

Lào Cai: Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Sùng A Lềnh chúc Tết các tập thể, người có công tại huyện Bảo Thắng

Ngày 15.1, Đoàn công tác do Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà, chúc Tết tập thể, cá nhân, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội tại huyện Bảo Thắng nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025.

Cán đích trước hẹn
Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn

Mặc dù mục tiêu TP. Hà Nội đặt ra trong năm 2024 sẽ đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm OCOP, nhưng đến hết tháng 12.2024, 30/30 quận, huyện, thị của thành phố đã hoàn thành việc đánh giá 606 sản phẩm, vượt xa mục tiêu đề ra.

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm
Địa phương

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm

Suốt hơn 50 năm qua, hàng chục hộ dân xã Thọ Điền của tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần mẫn ép mía, “chắt lọc” ra những giọt mật ngọt thơm. Ngày nay, sản phẩm mật mía cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng vào dịp Tết, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Địa phương

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Năm 2025, TP. Dĩ An được giao hơn 2.110 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền

App Công dân số TP. Hồ Chí Minh là cầu nối giúp người dân dễ dàng kết nối với chính quyền, phản ánh kiến nghị và tra cứu thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Ứng dụng còn cung cấp nhiều tiện ích thiết thực trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, giúp người dân cập nhật thông tin, tương tác trực tiếp với chính quyền một cách thuận tiện nhất.

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế
Địa phương

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế

Khánh Hòa đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với loạt dự án "khủng" hứa hẹn thay đổi diện mạo và thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Các dự án này không chỉ tập trung vào phát triển du lịch mà còn bao gồm những công trình hạ tầng quan trọng như sân bay và sân golf, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình
Địa phương

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình

Phát biểu tại Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch tại huyện Lương Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, Dự án Khu công nghiệp Nhuận Trạch khi đi vào hoạt động sẽ phát huy vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ cho tỉnh.

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân
Địa phương

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam khẳng định, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối nhiệm kỳ, năm tăng tốc, bứt phá về đích để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ. Đặc biệt, Ninh Thuận sẽ tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ để tái khởi động dự án Nhà máy điện hạt nhân.

Hiệu quả từ tín dụng chính sách
Đời sống

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai
Trên đường phát triển

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

Sáng 10.1, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Lê Đức Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.