Thú vị bữa trưa "tự phục vụ" tại trường của học sinh Nhật Bản

Bữa trưa tại trường học ở Nhật Bản được phục vụ bởi chính học sinh. Ngay cả học sinh lớp một cũng được chọn vào “đội phục vụ”. Mỗi lớp sẽ có một nhóm học sinh được phân công phụ trách phục vụ bữa trưa để các em có ý thức ngay từ nhỏ.

Thực đơn bữa trưa ở các trường học của Nhật do chuyên gia dinh dưỡng lên “menu”. Các bữa trưa phải đảm bảo ngon, sạch và tốt cho sức khỏe của học sinh.

Thông thường, khi nói tới bữa trưa ở trường học, chúng ta thường tưởng tượng ra những món ăn nhạt nhẽo, vô vị, nấu số lượng lớn chỉ giúp học sinh no bụng. Tuy nhiên, bữa trưa ở các trường học Nhật Bản được lên kế hoạch cẩn thận, ngon lành và rất tốt cho sức khỏe.

Ở các trường học của Nhật, các bữa ăn thường bao gồm súp nấu với đậu phụ, mì, cơm, salad và các món ăn kèm như rau, cá, thịt, cà ri, trái cây, trà và một chai sữa.

Học sinh tự phục vụ

Bữa trưa tại trường học ở Nhật Bản được phục vụ bởi chính học sinh. Ngay cả học sinh lớp một cũng được chọn vào “đội phục vụ”. Mỗi lớp sẽ có một nhóm học sinh được phân công phụ trách phục vụ bữa trưa để các em có ý thức ngay từ nhỏ.

Học sinh Nhật Bản rất tự hào khi được phục vụ bữa trưa ở trường và thường rất mong chờ đến lượt mình. Các em thích thể hiện khả năng của mình trước giáo viên và các bạn học.

Khi tới giờ ăn trưa, học sinh chuyển thức ăn, bát đũa từ nhà bếp rồi cho lên xe đẩy và đẩy ra phòng học và bắt đầu phục vụ các bạn. Phục vụ bữa trưa được coi là một phần của quá trình học tập, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, nhận thức về không gian, xây dựng nhóm cũng như giúp tăng khả năng thể chất của các em.

Bữa trưa ở trường học Nhật Bản thường được phục vụ trong lớp học. Thứ nhất vì nhiều trường học không có phòng đủ rộng và phù hợp cho tất cả học sinh. Thứ hai, khi học sinh chịu trách nhiệm phục vụ và dọn dẹp, việc có một không gian khép kín chỉ dành cho lớp học là điều hợp lý. Mọi việc có thể được các em hoàn thành nhanh hơn, thầy cô cũng dễ giám sát hơn.

Học sinh tự phục vụ trong giờ ăn trưa ở Nhật (Ảnh: Japanese food guide)
Học sinh tự phục vụ trong giờ ăn trưa ở Nhật (Ảnh: Japanese food guide)

Giờ ăn trưa, các học sinh sẽ chia thành các nhóm nhỏ để ngồi ăn cùng nhau. Học sinh sẽ rửa tay rất kỹ trước bữa ăn. Vì thế, các lớp học của Nhật đều có bồn rửa tay trong lớp.

Học sinh học cách phục vụ và xử lý cẩn thận các món ăn nóng, kiểm soát khẩu phần ăn cũng như quản lý thời gian và hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Mọi người đều đói, kể cả những em đang phục vụ, vì vậy các học sinh cần phải hợp tác để bữa ăn có thể bắt đầu càng sớm càng tốt. Học sinh cũng có trách nhiệm phục vụ giáo viên của mình.  

Giáo viên chủ nhiệm ăn trưa cùng học sinh nhưng việc phục vụ bữa trưa ở trường học Nhật Bản về cơ bản - hoàn toàn do học sinh làm chủ và các em rất coi trọng việc này. Giáo viên không thực sự can thiệp vào công việc của học sinh của mình.

Thực đơn bữa trưa ở trường

Các học sinh Nhật Bản sẽ thông báo về bữa trưa theo kiểu rất thú vị, ví như: “Hôm nay chúng ta ăn nho từ tỉnh Yamanashi” hoặc: “Những loại rau này đều được hái cách trường 2 km”.

Vào những ngày đặc biệt, bữa ăn của học sinh sẽ phản ánh sự kiện đó. Ví dụ, vào dịp Tanabata (Lễ hội Sao), món canh có đậu bắp vì khi cắt ra, nó trông giống như những ngôi sao nhỏ và sợi mì Somen mỏng được cho là đại diện cho dải ngân hà.

Học cách ăn mọi thứ

Khi bữa ăn diễn ra trong lớp học, nó mang tính giáo dục và thực tế hơn. Bữa trưa ở trường là khoảng thời gian sôi động, các em vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ. Học sinh phải ăn hết mọi thứ trên đĩa của mình, vì vậy các em học cách ăn nhiều món khác nhau, ngay cả khi có món các em không thích. Học sinh ở Nhật đặc biệt thích uống sữa và sữa có trong thực đơn của các em mỗi ngày.

Thi thoảng có những học sinh nghỉ học và vì thế sẽ thừa ra vài phần ăn. Bất kỳ học sinh nào muốn được ăn phần ăn đó sẽ chơi oẳn tù tì để quyết định xem ai sẽ nhận được.

Điều thú vị về bữa trưa trong trường học của học sinh Nhật Bản -0
Bữa trưa của học sinh Nhật Bản đa dạng và lành mạnh (Ảnh: Japanese food guide)

Kết thúc bữa ăn

Vào cuối bữa ăn, đội phục vụ sẽ thông báo rằng bữa trưa đã kết thúc. Khi hết giờ ăn, các em sẽ nói: “Gochisousama deshita” để tỏ lòng biết ơn.

Sau đó đội phục vụ xếp bát đũa được đóng gói lại vào xe đẩy một cách chuyên nghiệp và gọn gàng, bàn học được lau sạch và chuyển về vị trí ban đầu. Sau đó, đội ăn trưa trả xe đẩy về bếp, trong khi các em còn lại trong lớp bắt đầu chuẩn bị cho giờ nghỉ.

Học sinh tới trường không được phép mang theo đồ ăn vặt. Vì thế vào giờ ra chơi giữa buổi sáng, học sinh tiểu học không ăn vặt và phải chờ tới bữa trưa. Vì không ăn vặt nên đến giờ ăn trưa, học sinh sẽ thực sự đói và chúng sẽ ăn bữa trưa rất nhanh, ngon miệng.

Jessica Korteman, giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại trường học của Nhật Bản, cho biết: “Trải nghiệm bữa trưa ở trường học là một trong những điều thú vị nhất khi tôi làm việc tại một trường tiểu học Nhật Bản. Tôi đã học được rất nhiều điều về sự hợp tác và văn hóa tập thể. Thật sự đáng kinh ngạc khi chứng kiến ​​các học sinh nhỏ tuổi làm việc nghiêm túc như thế nào. Các bữa ăn ngon, đa dạng, chất lượng khiến tôi mong chờ tới giờ ăn trưa vô cùng.

Bữa trưa ở trường học Nhật Bản khác nhau tùy theo từng khu vực và từng trường nhưng đều là những bữa ăn nóng hổi đầy dinh dưỡng.”

Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối ngày 24.4, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” do Đảng ủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức vang lên như một khúc tráng ca thiêng liêng, kết nối quá khứ hào hùng, hiện tại đầy tự hào và tương lai rực sáng của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29
Giáo dục

Hà Nội: Tạm dừng hoạt động trung tâm dạy thêm hơn 500 học sinh tại quận Đống Đa do vi phạm quy định Thông tư 29

Từ phản ánh của báo chí, Ngày 23.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) - Công an TP. Hà Nội, UBND và Công an phường Láng Thượng đã tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Việt Nga, cơ sở 2.

KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ bức ảnh lịch sử, thời khắc ghi âm lời tuyên bố đầu hàng quân Giải phóng của Dương Văn Minh
Giáo dục

Triển lãm ảnh và giới thiệu sách về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc "Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước"

Sáng 24.4, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức triển lãm ảnh Kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước”, và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại".

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"
Giáo dục

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: "Chuyển đổi số là cơ hội để thanh niên bứt phá, tạo ra giá trị mới"

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết khẳng định, trong kỷ nguyên số, người sử dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng không kém những người tạo ra công nghệ. Để chuyển đổi số thành công, cần có những công dân số với đầy đủ kỹ năng để học tập, làm việc, khởi nghiệp và sáng tạo trên môi trường số.

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025
Giáo dục

Đại học Phenikaa vào TOP 8 Giải thưởng Giáo dục châu Á THE Awards Asia 2025

Trong khuôn khổ “Hội nghị Thượng đỉnh các trường Đại học châu Á 2025” (THE Asia Universities Summit 2025) diễn ra từ ngày 22-24.4.2025 tại Macau, Đại học Phenikaa xuất sắc lọt TOP 8 giải thưởng THE Awards Asia 2025 - giải thưởng danh giá nhất khu vực châu Á dành cho các cơ sở giáo dục đại học của Times Higher Education (THE).

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"
Giáo dục

High School Help Kit: Hỗ trợ học sinh lớp 9 bước qua giai đoạn "vượt vũ môn"

High School Help Kit là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh đến từ các trường THPT Chuyên trên địa bàn TP. Hà Nội, nhằm mục đích giúp đỡ phụ huynh và các em học sinh hiểu rõ hơn về kỳ thi chuyển cấp. Từ đó, giúp các em học sinh THCS xác định rõ mục tiêu và lựa chọn phương án ôn tập hiệu quả trên con đường chinh phục giấc mơ.

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng
Giáo dục

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Dự thảo nêu rõ, mức vốn cho vay tối đa đối với 1 người học bao gồm toàn bộ tiền học phí phải đóng của người học và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng.

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc sắp xếp, điều động, biệt phái nhà giáo (Ảnh: Quốc Việt)
Giáo dục

Giáo viên được hưởng chính sách mới về chế độ làm việc bắt đầu từ hôm nay 22.4

Giảm định mức cao nhất tới 8 tiết/tuần; chế độ nghỉ đối với giáo viên; quy định về thời gian thực dạy của giáo viên; quy định về số nhiệm vụ tối đa giáo viên được kiêm nhiệm là những nội dung tại Thông tư 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính thức có hiệu lực từ hôm nay 22.4.