Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng thông tin, theo số liệu thống kê, có 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Phương thức này giảm tốn kém cho học sinh, đặc biệt là những em ở vùng khó khăn không có điều kiện tham gia nhiều kỳ thi.

Vai trò của Kỳ thi tốt nghiệp THPT có đang bị "mai một"?

Tại họp báo kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, phóng viên đặt câu hỏi, liệu Bộ GD-ĐT có lo lắng kết quả xét tuyển Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm đi, khi một vài năm tới các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh? Đặc biệt, thí sinh hiện nay không còn quá áp lực, khi đã sớm nhận kết quả đỗ đại học qua việc xét tuyển học bạ. 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển -0
GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT

Trước câu hỏi này, GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được thực hiện theo Luật Giáo dục; Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT thực hiện 3 mục tiêu: Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, đây là kỳ thi được đầu tư nhiều công sức, được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thời gian tới, Bộ GD-ĐT và toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới kỳ thi, giảm áp lực, giảm tốn kém nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng.

"Cách xây dựng đề thi hướng tới việc đánh giá năng lực người học, có độ phân hóa để các trường đại học top đầu cũng có thể sử dụng kết quả để xét tuyển", GS.TS Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh. 

bv.jpg -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: Xuân Quý)

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 khẳng định, mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp hiện nay là giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phương thức tuyển sinh vào đại học và cao đẳng. Tuy các đại học đã được tự chủ trong phương thức tuyển sinh, nhưng có 65% các trường đại học vẫn sử dụng kết quả này để xét tuyển, vì giảm tốn kém cho học sinh, đặc biệt là những em ở vùng khó khăn không có điều kiện tham gia nhiều kỳ thi.

Theo Bộ GD-ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Dự kiến 8 giờ ngày 17.7, Bộ GD-ĐT sẽ công bố kết quả điểm thi của thí sinh cả nước. Các sở GD-ĐT chịu trách nhiệm xét tốt nghiệp THPT cho thí sinh.

Sau khi có điểm thi, thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học sẽ đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT bao gồm cả nguyện vọng xét tuyển sớm và nguyện vọng xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.