Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV:

Thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn của cử tri

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Chất vấn và trả lời chất vấn là một trong 7 hình thức hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Theo nhìn nhận của nhiều cử tri, hình thức giám sát này có hiệu lực mạnh chỉ sau giám sát lấy phiếu tín nhiệm, và là một trong những tiền đề trực tiếp, quan trọng bậc nhất của kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Vì thực tiễn cho thấy, 3 lần lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, chưa có trường hợp nào trả lời chất vấn không mấy rõ ràng, mạch lạc về trách nhiệm mà lại đạt được nhiều phiếu ở mức “tín nhiệm cao”.

Có hai nhóm đặc điểm của hoạt động chất vấn, đó là nhóm các đặc điểm “truyền thống” và nhóm các đặc điểm mới của mỗi kỳ. Hoạt động và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV tuần qua thể hiện đầy đủ, đậm nét hai nhóm đặc điểm này.

Nhiều vấn đề thực sự được phân tích, mổ xẻ, lý giải đi đến tận cùng

Với nhóm các đặc điểm truyền thống, như dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi và trách nhiệm..., có thể thấy, tại các phiên chất vấn vừa qua đã được thể hiện ở cả đại biểu Quốc hội - người thực hiện quyền chất vấn và người trả lời chất vấn một cách rõ ràng, sắc nét và mạnh mẽ hơn. Tranh luận giữa đôi bên quyết liệt hơn, với những chất vấn “nói có sách, mách có chứng”, được dẫn ra bởi các văn bản cụ thể, và phần trả lời với những kết quả cụ thể, mạch lạc... Không khí nghị trường rất sôi nổi.

Thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn của cử tri -0
Quang cảnh phiên họp chất vấn Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quang Khánh

Về nhóm các đặc điểm mới, trong 4 Bộ trưởng chịu trách nhiệm trả lời chất vấn chính lần này, thì có 3 Bộ trưởng lần đầu tiên đăng đàn, trong đó có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải mới được Quốc hội khóa XV phê chuẩn đầu Kỳ họp thứ Tư. Nhìn chung, với mức độ khác nhau, các Bộ trưởng đều đã thành công khi “xung trận”.

Theo dõi các phiên chất vấn lần này, có thể thấy, có sự chuyển hóa giữa số lượt đại biểu chất vấn và số lượt đại biểu tranh luận, trong đó số lượt đại biểu tranh luận nhiều chưa từng có. Lần đầu tiên ý kiến tranh luận được trả lời tương tự như câu chất vấn về mặt thời lượng, đôi khi thời lượng còn dài hơn trả lời câu chất vấn. Thống kê cho thấy, toàn bộ kỳ chất vấn có 454 lượt đại biểu đăng ký chất vấn, nhưng chỉ có 112 lượt đại biểu đã được chất vấn, bằng gần 25% so với số lượng đăng ký. Tương tự như vậy, có 49/ 55 lượt đại biểu giơ biển tranh luận đã tranh luận, bằng hơn 89% số đại biểu giơ biển đăng ký. Có 2 Bộ trưởng có số lượt đại biểu tranh luận nhiều là: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với 12 tranh luận so với 20 chất vấn; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có 17 tranh luận so với 20 chất vấn.

Do có sự chuyển hóa giữa chất vấn và tranh luận, nên đây cũng là lần đầu tiên khá nhiều vấn đề thực sự được phân tích, mổ xẻ, lý giải đi đến tận cùng. Từ Phó Thủ tướng đến 4 Bộ trưởng đều thấy rõ trách nhiệm của mình trong mỗi vấn đề được đặt ra. Đó là văn bản hướng dẫn nợ đọng ở đâu? Công việc điều hành ách tắc ở khâu nào? Vật liệu mới thay thế có bảo đảm chất lượng công trình không? Mức độ giải ngân đầu tư công và lý do chưa giải ngân được? Độ chuẩn xác của các tiêu chí trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, cần điều chỉnh như thế nào? Giải pháp “đột phá” để có đội ngũ lao động chất lượng cao là gì?...

Cử tri, nhất là đồng bào các dân tộc ít người, vô cùng cảm kích trước lời giãi bày tâm huyết của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khi đề cập tới việc chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi: “Chúng tôi xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội và đặc biệt xin nhận khuyết điểm trước bà con đang sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vì chương trình này và hai chương trình còn lại đã thực hiện không đúng theo yêu cầu đặt ra, hay nói giản dị là rất chậm...”.

Tạo chuyển biến tích cực, rõ rệt các vấn đề vừa được chất vấn

Thông qua phiên chất vấn lần này, có lẽ không ít đại biểu Quốc hội và đông đảo bà con cử tri mới ngày càng hiểu hơn những khó khăn, vất vả, phức tạp của các bộ, ngành trong triển khai công việc của nhiệm kỳ, đặc biệt là đối với Ủy ban Dân tộc. Cả nước có tới 51/63 địa phương cấp tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số, ở nhiều địa phương do đồng bào sinh sống không tập trung nên việc xác định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho chính xác là một việc không đơn giản. Đến giữa năm 2021, Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt được danh sách các xã thuộc vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Sau đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc mới phê duyệt được danh sách các thôn đặc biệt khó khăn. Nghĩa là sau tháng 6.2021 mới có thể triển khai được 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (trong khi nhiệm kỳ này của địa phương là 2020-2025). Việc lồng ghép 3 Chương trình để loại bỏ những trùng lắp và điều chỉnh các mục tiêu giữa 3 Chương trình để tránh chồng chéo cũng là công việc rất phức tạp...

Qua thực thi nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc cũng đặt ra cho Chính phủ nhiều công việc: Chỉ đạo sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc soạn thảo các chính sách sao cho ăn nhập với thực tiễn, khắc phục tình trạng như Phó Thủ tướng đã báo cáo trước Quốc hội, chỉ “3 Chương trình mục tiêu quốc gia có đến 73 văn bản tích hợp từ 118 chính sách... chịu sự quản lý của 23 Bộ, ngành Trung ương, cho nên còn chồng chéo, thậm chí xung đột với nhau...”; và trong một đợt khảo sát kết hợp với hội nghị, “chúng tôi ghi nhận được 339 thắc mắc của anh em ở cơ sở vì không biết làm như thế nào cho đúng”. Như vậy, song song với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan, thì trách nhiệm của Chính phủ là phải tổng hợp, rà soát các chính sách cùng tác động đến một đối tượng sao cho thống nhất trước khi ban hành...

Kết thúc hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 2 ngày rưỡi làm việc hết sức khẩn trương, sôi nổi, tập trung, trí tuệ và trách nhiệm cao, đến lúc này Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Năm. Phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, thu hút được sự quan tâm và chú ý rộng rãi của cử tri và nhân dân cả nước... Diễn biến phiên chất vấn cho thấy việc lựa chọn 4 nhóm vấn đề là thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn của cử tri... Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa, tạo chuyển biến tích cực, rõ rệt các vấn đề vừa được chất vấn. Điều này một lần nữa khẳng định tính chất, vai trò quan trọng cũng như hiệu lực, hiệu quả của chất vấn - một trong những hình thức giám sát trực tiếp của Quốc hội.

Quốc hội và Cử tri

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.