Thích ứng và thay đổi để phát triển bền vững

Mặc dù, Đồng Nai không thuộc các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, song theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, dưới tác động của biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nền nông nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu cho ngành nông nghiệp phải thích ứng và thay đổi để có thể phát triển bền vững trước thách thức từ biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và cực đoan.  

Sự thay đổi lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp

Thực tế cho thấy, tổng lượng mưa hàng năm của tỉnh có xu hướng tăng. Khu vực phía bắc của tỉnh bao gồm phần lớn các huyện Tân Phú, Định Quán và Vĩnh Cửu thường có cường độ mưa hàng năm cao nhất tỉnh. Khu vực phía nam và đông nam (chủ yếu là huyện Cẩm Mỹ) thường ghi nhận có tổng lượng mưa hàng năm thấp nhất. Sự tăng, giảm của nhiệt độ và lượng mưa ở các khu vực đã gây ra các hiện tượng như sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm…

Mưa lớn khiến cho nhiều diện tích lúa của nông dân bị ngã đổ. Nguồn: ITN
Mưa lớn khiến cho nhiều diện tích lúa của nông dân bị ngã đổ. Nguồn: ITN

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) huyện Tân Phú Nguyễn Nhật Hồng nhận định, biến đổi khí hậu đang tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Sự gia tăng lượng mưa hằng năm là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông, xói mòn đất đồi, làm ảnh hưởng đến đời sống, việc đi lại của người dân. Ngoài ra, chu kỳ mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng theo mùa vụ.

Ngược lại, tại huyện Cẩm Mỹ, sự thay đổi giảm lượng mưa khiến nhiều khu vực bị suy giảm nguồn nước ngầm nghiêm trọng. Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chế Văn Thành cho biết, một số khu vực thuộc thị trấn Long Giao, các xã Xuân Đông, Xuân Tây không thể khai thác nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Một số khu vực khác người dân phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với nguồn nước. Lượng mưa ít khiến nhiều hồ chứa thủy lợi bị cạn vào mùa khô, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nước mặt phục vụ mục đích sinh hoạt về lâu dài.

Đồng bộ giải pháp về sử dụng nước tưới, che phủ đất 

Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1257/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020. Kế hoạch ưu tiên 64 dự án liên quan đến công tác chống ngập, thoát nước, xây dựng và gia cố hồ đập thủy lợi, xây dựng ngăn mặn với tổng vốn đầu tư hơn 2,9 nghìn tỷ đồng. Phần lớn các dự án đã đưa vào sử dụng góp phần làm giảm tác động của mưa, nắng, xâm nhập mặn đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái của tỉnh.

Được biết, Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước đã lập quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020 với đầy đủ các nội dung quy hoạch phân bổ, bảo vệ và phòng chống tác hại theo quy định. Kết quả lập quy hoạch đã phân bổ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất phục vụ 100% nhu cầu nước sinh hoạt, nước sản xuất và bảo đảm dòng chảy môi trường, phòng chống ô nhiễm, xâm ngập mặn và khả năng khai thác bền vững nước dưới đất tại 12 tiểu lưu vực với trữ lượng 5,04 triệu m3/ngày. Việc lập quy hoạch tài nguyên nước, đã góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nước mặt cũng như nước dưới đất, sử dụng tiết kiệm hiệu quả.

Năm 2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2728/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được của Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh ở giai đoạn trước, xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện của tỉnh trong tình hình hiện nay, việc xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 là rất cần thiết.

 Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, sản xuất nông nghiệp phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về sử dụng nước tưới, phân bón, che phủ đất, hạn chế dòng chảy, quản lý dịch hại và ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn, sử dụng tiết kiệm tài nguyên cần được chú trọng.

Xuất phát từ thực tế trên, tỉnh đã triển khai hàng loạt dự án điều tra, khảo sát, nghiên cứu đánh giá cơ bản về tiềm năng nguồn nước, hiện trạng và khả năng khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như dự án điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt. Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất, lập danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất…

Có thể thấy, phần lớn các dự án trên đã được triển khai và hoàn thành. Căn cứ vào các kết quả này, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra các định hướng trong việc hạn chế cấp phép khai thác nước dưới đất, bố trí và quy hoạch mạng lưới cấp nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch nhưng vẫn không làm cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Địa phương

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh

Tính đến 15h00 ngày 19.4, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt 99,97%, tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Gia Lai còn 69 xã, 8 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức đã thống nhất sắp xếp, tổ chức từ 218 đơn vị hành chính cấp xã thành 77 đơn vị (gồm 69 xã và 8 phường) cùng nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng cần được các cấp ủy, đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim
Đời sống

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang
Địa phương

Nhà hát Đó - Dấu ấn văn hóa ven vịnh Nha Trang

Lấy cảm hứng từ chiếc đó truyền thống của ngư dân, Nhà hát Đó tại Libera Nha Trang không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc bản địa độc đáo mà còn trở thành không gian nghệ thuật sáng tạo, thu hút đông đảo du khách. Với chương trình biểu diễn "Rối Mơ" kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, nhà hát góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế, tạo điểm nhấn mới cho du lịch Nha Trang.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.