Thí sinh vẫn đang cân nhắc lựa chọn ngành học, chưa đăng ký lên hệ thống xét tuyển chung
Báo Đại biểu Nhân dân
Hiện tại, thí sinh đã nhận được tất cả các dữ liệu quan trọng nhất, đây là thời khắc cực kỳ quan trọng để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT.
Thời điểm quan trọng để đăng ký nguyện vọng xét tuyển
Phát biểu khai mạc Ngày hội tư vấn Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023 tại Hà Nội ngày 22.7, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, cho biết, hiện tại, thí sinh đã nhận được tất cả các dữ liệu quan trọng nhất, đây là thời khắc cực kỳ quan trọng để thí sinh đăng ký nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Ảnh: Quốc Việt)
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, hiện còn nhiều thí sinh chưa đặt nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT; có thể các thí sinh còn đang phân vân, đang băn khoăn chưa đưa ra được quyết định cuối cùng, có thể nghĩ rằng chưa cần đăng ký tuyển sinh chung vì đã trúng tuyển sớm.
Theo PGS.TS NguyễnThu Thuỷ, khi đăng ký lên Hệ thống của Bộ GD-ĐT, thí sinh sẽ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất và cao nhất theo mong muốn cũng như thực lực của các em. Có nghĩa thí sinh có thể trúng tuyển sớm tới 10 trường, nhưng các em chỉ có thể vào học ở 1 ngành, 1 trường duy nhất. 9 vị trí còn lại sẽ dành cho thí sinh khác.
Đây cũng là cách Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT lọc đi số lượng thí sinh ảo và dành vị trí cho các thí sinh khác xếp hàng sau.
“Đó là những ưu thế của Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, đồng thời cũng tạo cơ hội cao nhất cho thí sinh khi các em đăng ký một cách chính xác, đầy đủ toàn bộ quy trình trên Hệ thống”, PGS Thuỷ nói.
PGS Thuỷ cũng cho biết, Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung cho phép thí sinh được đăng ký, đăng ký bổ sung, điều chỉnh thứ tự nguyện vọng không giới hạn số lần. Tới thời gian cuối cùng là trước 17h ngày 30.7, thí sinh vẫn có thể điều chỉnh được nguyện vọng.
Tuy nhiên, khi các em điều chỉnh xong cần xác nhận kết thúc quy trình bằng cách sử dụng nút “Hoàn thành” (submit) để hệ thống ghi nhận những điều chỉnh, thay đổi vừa được thao tác. Nếu không, thí sinh sẽ mất đi cơ hội nếu có sự thay đổi quyết định.
Cân nhắc sửa đổi, bổ sung nguyện vọng
Lê Tiến Đạt (Hà Nam) chia sẻ: “ Em chưa đặt nguyện vọng vì còn muốn thu thập thêm thông tin. Em dự tính đặt nguyện vọng theo tiêu chí yêu thích trước, sau đó mới xem điểm chuẩn năm ngoái so với điểm của mình như thế nào thì sẽ đặt vào đó. Bên cạnh đó, em cũng xem xu hướng chọn ngành hiện nay như thế nào. Em chọn ngành kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Sau buổi hôm nay có thể em sẽ đặt thêm nguyện vọng vào 1 số trường có đào tạo kỹ thuật robot hay tự động hoá".
Các chuyên gia, đại diện của nhiều trường đại học tư vấn trực tiếp cho phụ huynh và thí sinh (Ảnh: Quốc Việt)
Thí sinh Trân Hoàng Trung Kiên (Bắc Giang) cho biết, em đã đặt nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển của Bộ, tuy nhiên đã sửa lại mấy lần. Em lựa chọn nguyện vọng theo tiêu chí ngành mình thích trước, hiện tại em đặt 6 nguyện vọng, ngoài ngành yêu thích còn những ngành theo xu thế, dễ kiếm việc làm. Ngoài ra em cũng đặt 1-2 nguyện vọng an toàn vào các ngành điểm chuẩn thấp hơn.
Mẹ của Trung Kiên chia sẻ thêm, bố mẹ đều ủng hộ và cùng con tham gia tìm hiểu các ngành nghề trước khi cho con đặt nguyện vọng. “Tôi thấy năm nay cách đăng ký xét tuyển đơn giản, ít phức tạp hơn so với năm trước. Tuy nhiên vẫn có 1 chút nhầm lẫn ở mục xét tuyển sớm kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh; hình thức này phải dựa vào phương thức xét tuyển của trường, họ sẽ khoá sớm hơn chứ không phải đợi tới 30.7 như quy định của Bộ GD-ĐT".
Hai mẹ thí sinh Trần Hoàng Trung Kiên (Bắc Giang) xuống Hà Nội từ 5h30 để tham gia Ngày hội (Ảnh: Quốc Việt)
Thí sinh tham dự Ngày hội Lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 (Ảnh: Quốc Việt)
Thí sinh Thu An (Trường THPT Ứng Hoà A) cho biết: “Em đặt nguyện vọng căn cứ vào điểm chuẩn năm trước và dự đoán năng lực của bản thân có thể đỗ được ngành nào rồi đặt theo thứ tự từ trên xuống. Khi tới đây, em thắc mắc về cách xét tuyển của các trường, và được nghe các thầy cô giải đáp là khối nào mình cao nhất thì sẽ lấy điểm khối đó xét vào trường".
Thí sinh lắng nghe các chuyên gia tuyển sinh tư vấn tại ngày hội
Điểm chuẩn ngành Y sẽ tăng so với năm trước
Giải đáp các thắc mắc của phụ huynh và học sinh, tại ngày hội Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Lê Đình Tùng cho biết, trên cơ sở phân tích đề thi tốt nghiệp THPT 2023, phổ điểm truyền thống liên quan đến nhóm ngành sức khỏe là A00 (Toán - Lý - Hóa), B00, điểm tổ hợp B00 có sự dịch chuyển 1 - 1,25 điểm từ 21-25 điểm. Còn từ 25 điểm trở lên nói chung không có thay đổi đáng kể 2 năm liền kề.
PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: Xuân Quý)
PGS.TS Lê Đình Tùng thông tin, ngành Y khoa của trường có 280 chỉ tiêu xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT (gồm cả xét tuyển thẳng); 120 chỉ tiêu xét kết hợp giữa điểm thi THPT và chứng chỉ ngoại ngữ.
Dựa trên tổ hợp B00 được Bộ GD-ĐT công bố, Trường phòng Quản lý đào tạo ĐH Y Hà Nội cho biết, số thí sinh có điểm xét tuyển từ 28 đến 30 điểm cao hơn năm 2022. Số lượng thí sinh đạt từ 26 - 28 điểm cũng cao hơn năm trước. Trong khi tổng chỉ tiêu của trường không thay đổi. Do đó, nếu xét trên mặt bằng điểm thi thì dự kiến điểm chuẩn của nhóm ngành Y khoa sẽ tịnh tiến lên so với năm 2022.
PGS.TS Lê Đình Tùng bổ sung, hiện nay, toàn bộ phương thức xét tuyển của Trường có 2 phương thức gồm: Phương thức 1 (tuyển thẳng và xét tuyển thẳng) và Phương thức 2 (xét tuyển theo kết quả tốt nghiệp THPT).
Đối với Phương thức 2, áp dụng tổng điểm 3 môn tổ hợp Toán, Hóa , Sinh của khối B00. Ngoài ra, xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ áp dụng đối với 3 ngành bao gồm: ngành Y khoa, ngành Răng – Hàm – Mặt và ngành Điều Dưỡng đào tạo tại cơ sở chính.
Đối với ngành Y khoa và ngành Răng – Hàm – Mặt là chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế bao gồm cả Tiếng Anh và Tiếng Pháp. Trong đó, chứng chỉ ngoại ngữ của Tiếng Anh tương đương IELTS 6,5 điểm trở lên.
Bên cạnh đó, ngành Điều dưỡng đào tạo theo chương trình quốc tế, chứng chỉ ngoại ngữ của Tiếng Anh tương đương IELTS 5 điểm trở lên.
Riêng đối với ngành Điều dưỡng phân hiệu Thanh Hóa, không đào tạo theo chương trình tiên tiến nên không áp dụng xét tuyển kết hợp chương trình Ngoại ngữ.
Đối với điểm IELTS, PGS.TS Lê Đình Tùng giải đáp, dựa trên đề án tuyển sinh của các trường đào tạo, cụ thể Trường Đại học Y Hà Nội quy định rất rõ và chỉ tiêu dành cho 2 phương thức là độc lập với nhau.
Với phương thức 1 ngành Y khoa, trường ĐH Y Hà Nội dành 280 chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của 3 môn Toán - Hóa – Sinh.
Phương thức 2, dành cho 120 chỉ tiêu áp dụng xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ. Đối với ngành Y khoa và ngành Răng – Hàm – Mặt điểm IELTS từ 6,5 điểm trở lên, điểm Tiếng Pháp (TCF) 400 điểm trở lên hoặc DELF B2.
Thí sinh tham gia tư vấn (Ảnh: Quốc Việt)
Tất cả các em có chứng chỉ ngoại ngữ trên sẽ được xét tuyển riêng. Cụ thể, ngành Y khoa (120 chỉ tiêu), ngành Răng – Hàm – Mặt (35 chỉ tiêu), ngành Điều dưỡng chương trình đào tạo tiên tiến (30 chỉ tiêu).
Nếu thí sinh có từ 25 điểm trở lên sẽ được xét tuyển trong ô những em có chứng chỉ ngoại ngữ. Các em từ 6,5 điểm trở lên sẽ được xét tuyển đến khi đủ 120 chỉ tiêu sẽ dừng lại. Thí sinh lưu ý, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm trúng tuyển của phương thức 1 (phương thức không kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quá 3 điểm).
“Đối với việc xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, ở đây là kết hợp không quy đổi và 2 phương thức độc lập với nhau .” PGS.TS Lê Đình Tùng nhấn mạnh.
Trần Thiên Hương GPA 3.98/4.0, Hoàng Thị Minh Nguyệt GPA 3.72/4.0 là hai thủ khoa đầu ra xuất sắc của Đại học Ngoại thương. Hai nữ sinh xinh đẹp, tài năng, đại diện những gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ năng động, bản lĩnh và sáng tạo, bước ra từ FTU.
Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...
Năm học 2025-2026, công tác tuyển sinh đầu cấp, từ mầm non đến THPT tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành ngay trong tháng 6, sớm hơn 2 tháng so với trước đây.
Các trường hạn chế tối đa việc giải quyết hồ sơ xin phép viên chức, người lao động là giáo viên, nhân viên của đơn vị đi nước ngoài trong thời gian diễn ra các kỳ thi theo quy định, đặc biệt vào tháng 6.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Huỳnh Văn Chương, so với năm trước, số thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng từ 1,06 triệu lên trên 1,1 triệu.
Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết, tổng chỉ tiêu dự kiến ở cả hai cơ sở Hà Nội và TP HCM là khoảng 6.500. Trong đó, ngành AI tuyển khoảng 150 sinh viên, chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (thuộc ngành Quản trị kinh doanh) tuyển 100.
Sáng nay 3.4, Trường Đại học Thương mại tổ chức Lễ Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề chuyên sâu về “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số”.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.
Ngày 3.4, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế công bố quyết định công nhận PGS.TS.BS Phan Thị Thu Hương, nguyên Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế, giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đề xuất miễn học phí, cấp học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học theo học các ngành khoa học cơ bản; thu hút và tài trợ cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đến làm việc tại đại học này.
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh khối lớp 12 thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. BộGD-ĐT đã có những hướng dẫn về công tác tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên vừa thông tin về phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Theo đó, trường tuyển sinh 3.600 chỉ tiêu đại học chính quy, cho 25 ngành học.
Ngày 2.4, Hội đồng thi Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có thông tin chính thức liên quan đến vụ việc thí sinh phản ánh cán bộ coi thi phát đề thi chậm, gây ảnh hưởng đến thời gian làm bài, xảy ra mới đây tại Cụm thi 50 (Trường Đại học An Giang).
Sử dụng dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc dữ liệu học bạ THPT làm gốc để xây dựng quy tắc quy đổi điểm xét tuyển đại học năm 2025, liệu có công bằng?
Bộ Công an vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh công an nhân dân năm 2025 với các trình độ đào tạo đại học chính quy tuyển mới, trung cấp công an nhân dân và tuyển sinh văn bằng 2 đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên.