Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội

6h sáng 10.6, nhiều thí sinh đã có mặt tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam để tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.

Đây là một trong những điểm thi có số lượng thí sinh dự thi đông nhất của quận Cầu Giấy.

Theo lịch thi được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố, sáng 10.6, thí sinh dự thi môn Ngữ văn, chiều 10.6 thi Ngoại ngữ, sáng 11.6 thi môn Toán. Ngày 12.6 là thời gian thí sinh thi các môn chuyên (nếu đăng ký vào các trường chuyên của Hà Nội là THPT chuyên Nguyễn Huệ, chuyên Hà Nội - Amsterdam và lớp chuyên của 2 trường THPT Sơn Tây, Chu Văn An).

Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Nhiều thí sinh có mặt tại điểm thi THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam từ rất sớm
Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Thí sinh tranh thủ ôn bài trước giờ vào thi

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, em Hoàng Bảo Trâm, Trường THCS Thọ An, huyện Đan Phượng cho biết, em được bố chở bằng xe máy từ nhà lúc hơn 5h sáng, tới điểm thi THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vào gần 6h.

Trước đó, Trâm dậy từ 4h sáng vì hồi hộp. Em dã ăn xôi đỗ trước khi đi thi với hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn.

Nữ sinh tâm sự, em đăng ký nguyện vọng chuyên vào lớp chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, nguyện vọng 1 hệ không chuyên là Trường THPT Đan Phượng.

Do đã trải qua thời gian dài ôn luyện, có nhiều kinh nghiệm “chinh chiến” trong các cuộc thi Học sinh giỏi Ngữ văn cấp huyện, cấp thành phố nên Trâm cảm thấy khá bình tĩnh trước giờ vào thi.

Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Em Hoàng Bảo Trâm, Trường THCS Thọ An, huyện Đan Phượng cùng bạn tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Em Nguyễn Kiều Trinh, Trường THCS Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức thì chia sẻ, em dậy lúc 4 rưỡi sáng để chuẩn bị đi thi. Cả đêm qua, Trinh không ngủ được nhiều vì lo lắng.

Kỳ thi năm nay, Kiều Trinh đặt nguyện vọng chuyên vào lớp chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam; nguyện vọng hệ không chuyên vào Trường THPT Mỹ Đình. Trinh cho biết em rất yêu thích trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam nên đã nỗ lực rất nhiều cho việc ôn tập.

“Em có nhiều hôm thức khuya dậy sớm, có những hôm học đến 2-3h đêm mới đi ngủ nhưng 5h đã phải dậy để học tiếp rồi. Em tự nhủ phải cố gắng hết sức để chứng minh mình xứng đáng”, nữ sinh nói.

Trước giờ thi, Trinh cho biết rất hồi hộp, căng thẳng. “Người ta hay nói rằng học tài thi phận, đôi khi làm bài có thể không phát huy được hết khả năng nên em rất lo lắng. Nhưng em sẽ cố gắng bình tĩnh để hoàn thành kỳ thi tốt nhất có thể”, Trinh tâm sự.

Thí sinh đã ổn định chỗ ngồi trong phòng thi, chị Nguyễn Thị Thu Nhàn - phụ huynh tại Cầu Giấy, Hà Nội vẫn lo lắng đứng ngoài cổng điểm thi. Chị cho biết sẽ chờ đợi tới khi môn thi diễn ra khoảng 15 phút mới tìm chỗ nghỉ, vì lo con gái có vấn đề phát sinh cần giúp đỡ.

Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Phụ huynh lo lắng chờ con bên ngoài điểm thi
Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Phụ huynh dặn dò con trước khi vào thi
Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Một gia đình đưa em nhỏ theo cổ vũ anh trai trong kỳ thi

Con gái chị Nhàn đặt nguyện vọng 1 vào Trường THPT Chu Văn An, nguyện vọng 2 vào trường THPT Cầu Giấy. Người mẹ chia sẻ, năm nay, tỷ lệ chọi vào lớp 10 tăng cao, thầy cô cũng đã báo trước điều này tới phụ huynh và học sinh. Gia đình chị Nhàn không gây áp lực cho con, để con có tinh thần thoải mái nhất.

“Trong quá trình ôn thi, cháu rất nỗ lực, thức tới đêm để học. Bố mẹ cũng chỉ biết chăm sóc cháu về mặt sức khỏe, bồi bổ dinh dưỡng lẫn động viên về mặt tinh thần. Đến thời điểm này, chỉ mong mọi thứ được thuận buồm xuôi gió”, chị Nhàn nói.

Trực tiếp hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tại điểm thi THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Đại úy Nguyễn Văn Tài, Đội Cảnh sát giao thông Đường bộ số 6 cho biết, trên địa bàn Đội phụ trách có 20 điểm thi, trong đó điểm thi Chuyên Hà Nội - Amsterdam có lượng thí sinh đến dự thi rất đông.

Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Đại úy Nguyễn Văn Tài, Đội Cảnh sát giao thông Đường bộ số 6

Ngay từ đầu buổi sáng, Đội Cảnh sát giao thông Đường bộ số 6 đã bố trí lực lượng tại các nút giao các ngã tư đèn xanh đèn đỏ nơi dẫn đến điểm thi để đảm bảo an toàn giao thông cho thí sinh đến dự thi được đúng thời gian quy định.

Bên cạnh đó, đoàn Thanh niên Đội phối hợp với đoàn thanh niên phường cũng có các bàn tiếp nước để tiếp sức cho thí sinh khi vào thi.

Thí sinh dậy từ 4h sáng, ăn “xôi đỗ” cầu may mắn trước giờ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội -0
Một điểm tiếp sức mùa thi tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

“Ngoài ra, chúng tôi cũng bố trí 1 xe mô tô phân khối lớn, 1 xe ô tô cảnh sát ứng trực tại địa điểm thi, ngay tại cổng trường để hỗ trợ kịp thời cho những thí sinh đến dự thi có sơ suất, quên giấy tờ hoặc những phụ huynh có yêu cầu cần giúp đỡ”, Đại úy Tài cho hay.

Cũng theo Đại úy Nguyễn Văn Tài, trong các ngày thi, mật độ phương tiện giao thông sẽ rất đông. Do đó, khuyến cáo các bậc phụ huynh khi đưa con đến điểm thi nên sắp xếp thời gian đi sớm hơn thường lệ.

Bên cạnh đó, cần chấp hành theo đúng sự chỉ đạo hướng dẫn của lực lượng chức năng, vì tất cả các điểm thi đều có lưc lượng chức năng ở đó để hướng dẫn, giúp thí sinh vào dự thi được đảm bảo an toàn.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024, toàn thành phố có 116.000 lượt thí sinh đăng ký tham dự thi, gồm cả lớp 10 trường công lập không chuyên và lớp 10 chuyên. Trong đó, Hà Nội dự kiến tuyển vào lớp 10 công lập khoảng 72.000 học sinh.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.