Thanh Hoá: Điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đứng đầu cả nước với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2023 ước đạt 7,72%, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố, Thanh Hoá đang giữ đà tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Kết quả này đã khẳng định sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Phát huy hiệu quả tiềm năng, khơi dậy mạnh mẽ nguồn lực

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, hơn 2 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy hiệu quả nhiều tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, từng bước hiện thực hóa xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Năm 2022 vừa qua, thu ngân sách của tỉnh đạt 51.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, mức thu này gấp 3,9 lần năm 2015 và gấp 6,5 lần năm 2010; đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu ngân sách nhà nước.

Thanh Hoá: Điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ảnh: ITN

Bước sang năm 2023, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn thách thức nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong 9 tháng vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Nổi bật là tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,73%, là mức tăng trưởng khá so với bình quân chung cả nước và một số tỉnh có điều kiện tương tự. Đáng chú ý là 9 tháng năm 2023, cả 3 khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh đều tăng trưởng dương, một số lĩnh vực tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 3,75%; không để xảy ra dịch bệnh lớn trên cây trồng, vật nuôi, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 5,5%, sản lượng thủy sản tăng 3,8% so với cùng kỳ. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được quan tâm chỉ đạo. Trong 9 tháng có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, 24 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 104 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng 10,28% so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,54%. Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục khó khăn về nguồn nguyên, vật liệu, thị trường tiêu thụ, tập trung đẩy mạnh sản xuất ngay từ đầu năm; một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh vẫn duy trì sản xuất ổn định, tăng công suất và có thêm một số cơ sở công nghiệp mới đi vào hoạt động như: Nhà máy may Victory tại thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân), Nhà máy may xuất khẩu quốc tế CD tại xã Cẩm Tân (Cẩm Thủy), Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu giày và giày xuất khẩu của tập đoàn HuaLi (Yên Định)... Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,54%, có 18/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng hoặc tương đương với cùng kỳ.

Lĩnh vực dịch vụ, doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số ngành dịch vụ tăng 14,2%, tổng lượng khách du lịch tăng 12,4%, tổng thu du lịch tăng 18,9%, vận chuyển hàng hóa tăng 14,8%, vận chuyển hành khách tăng 38,6%, doanh thu vận tải tăng 27,9%.

Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt trên 103.000 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp thành lập mới đứng thứ 8 cả nước. Công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư đạt nhiều kết quả tích cực; tỉnh đã tổ chức thành công các sự kiện nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tại tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hoá: Điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại Ảnh: ITN

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5.8.2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu, đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hóa, thể thao. Trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Năm 2023 đã đi qua hơn một nửa chặng đường, trước những khó khăn, thách thức lớn, song kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2023 vẫn đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Điều này cho thấy sự nỗ lực, vào cuộc tích cực trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự đoàn kết, nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, những tháng cuối năm 2023, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cần phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” về mặt thể chế trong sản xuất, kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động đầu tư công với tinh thần, quyết tâm cao, tư duy mới.

Các đơn vị, ngành chức năng tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thu hồi các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định đầu tư. Quyết liệt việc đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tập trung hoàn thiện các đề án, chương trình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, phê duyệt. Từ nay đến cuối năm phải cơ bản hoàn thiện các quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết, đặc biệt là quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết trong Khu kinh tế Nghi Sơn.

Địa phương

EVNSPC – 50 năm thắp sáng miền Nam: Tri ân lịch sử - Tự hào tiếp bước
Địa phương

EVNSPC – 50 năm thắp sáng miền Nam: Tri ân lịch sử - Tự hào tiếp bước

Tròn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty Điện lực miền Nam không chỉ thắp sáng hàng triệu mái nhà mà còn lan tỏa tinh thần phụng sự vì cộng đồng. Kỷ niệm nửa thế kỷ bằng hành động thiết thực, EVNSPC đưa hàng chục công trình điện về đích đúng dịp 30.4 và xây tặng 815 căn nhà cho hộ nghèo – tiếp nối truyền thống “đi trước mở đường”, tri ân lịch sử và vững bước tương lai.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Địa phương

Quyết liệt phòng, chống thứ "giặc ở trong lòng”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nhiều vụ việc được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh cho thấy Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn quyết tâm, quyết liệt phòng, chống thứ “giặc ở trong lòng” theo lời của Bác.

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo

Tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ - dám làm” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành sức mạnh nội sinh, xuyên suốt các giai đoạn phát triển của TP. Hồ Chí Minh. Chính tinh thần ấy là nền tảng lớn nhất để trong suốt 50 năm qua, thành phố không ngừng đổi mới, kiến tạo, từng bước vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh lớn lao đối với cả nước.