Thái Nguyên tạo “sức bật” cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Từ năm 2019 đến 2024 là giai đoạn chuyển tiếp song song thực hiện 14 chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Bên cạnh đó, trên cơ sở tham mưu của Ban Dân tộc, UBND tỉnh Thái Nguyên đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, đề án, chuyên đề riêng của tỉnh về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Các chính sách dân tộc được triển khai kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần quan trọng tạo sức bật, làm thay đổi toàn diện đời sống của đồng bào các DTTS.

Động lực từ các chính sách thiết thực

Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi, có dân số hơn 1,2 triệu người, với 51 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 30%. Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh, cùng với nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS, tỉnh Thái Nguyên đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; đời sống vật chất, tinh thần của bà con không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh trò chuyện với người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Thảo Khánh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh trò chuyện với người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Thảo Khánh

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phan Đức Cường, 2019 - 2024 là giai đoạn chuyển tiếp song song cùng thực hiện 14 chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở, y tế, giáo dục, văn hóa, giải quyết việc làm, tín dụng chính sách xã hội được triển khai kịp thời, góp phần bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội cho bà con vùng DTTS và miền núi. Điển hình như: Chương trình 135 (thực hiện năm 2019, 2020); Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi” (thực hiện từ năm 2021 đến nay); Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS” đến năm 2025; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025”; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS” giai đoạn 2015 - 2025… đều đạt và vượt mục tiêu của giai đoạn đã đề ra.

Cùng với đó, quá trình triển khai nhiệm vụ, bám sát yêu cầu thực tế của địa phương, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, đề án, dự án chuyên đề, như: Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK, vùng DTTS đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020”; Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (Đề án 2037); Chính sách hỗ trợ muối i ốt; Dự án xóa các xóm bản thiếu điện, trắng điện lưới quốc gia; Dự án xóa phòng học tạm vùng đặc biệt khó khăn... Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phan Đức Cường khẳng định: các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và các chính sách riêng của tỉnh Thái Nguyên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Đây chính là nguồn động lực to lớn để người dân nỗ lực, phấn đấu vươn lên, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương và của cả nước.

Mở rộng phạm vi, đối tượng thụ hưởng chính sách

Nói về sự thay đổi của vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, nguồn lực đầu tư từ các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo cho vùng đồng bào các dân tộc và miền núi của tỉnh. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, trên 98% xóm thuộc vùng DTTS và miền núi của tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa, 100% xóm có điện lưới quốc gia, trên 96% gia đình vùng DTTS và miền núi được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã vùng DTTS và miền núi có trường học kiên cố; 100% xã có trạm y tế, trong đó có trên 90% trạm y tế xã có bác sĩ; 100% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại. Đặc biệt, toàn tỉnh giảm được 7/15 xã đặc biệt khó khăn, có 3 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm theo từng năm.

Phát huy những thành tựu đạt được, tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu tiếp tục thực hiện các chính sách dân tộc để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp khoảng cách về mức sống với các vùng phát triển. Giai đoạn 2024 - 2029, Thái Nguyên phấn đấu thu nhập bình quân của người DTTS bằng 60% bình quân chung của cả nước; 100% xã vùng dân tộc và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; trên địa bàn tỉnh không còn xã đặc biệt khó khăn (xã Khu vực III); tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm xuống dưới 8% (theo tiêu chí mới); 100% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thực hiện quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 100% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở…

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg theo hướng mở rộng phạm vi, đối tượng, thời gian hỗ trợ của một số dự án, tiểu dự án; xem xét phân bổ đủ vốn đầu tư công trung hạn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 cho địa phương; sớm phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình năm 2025. Về phía tỉnh Thái Nguyên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phan Đức Cường cho biết, tỉnh quan tâm xây dựng, phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS, người uy tín trong tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ngày càng bền chặt.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa nghị quyết vào cuộc sống, nâng cao đời sống người dân
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa nghị quyết vào cuộc sống, nâng cao đời sống người dân

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Hà Tĩnh chung sức quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Hà Tĩnh chung sức quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Từ đầu nhiệm kỳ (2021) đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã vận động, hỗ trợ xây dựng được 8.386 nhà ở với tổng kinh phí hơn 566 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh. Năm 2025, tỉnh tiếp tục chung sức quyết tâm thực hiện mục tiêu sẽ thực hiện xóa 2.165 nhà tạm, nhà dột nát.

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn mới
Trên đường phát triển

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn mới

Theo định hướng phát triển đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và công nghiệp xanh. Để đạt được mục tiêu này, thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư và thương mại, đồng thời phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Hải Phòng: Công ty TNHH Biên Thùy trúng gói thầu hơn 47 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 41 triệu đồng
Trên đường phát triển

Hải Phòng: Công ty TNHH Biên Thùy trúng gói thầu hơn 47 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 41 triệu đồng

Vài năm trở lại đây, Công ty TNHH Biên Thùy là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng
Địa phương

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng

Ngày 7.1.2025, tại tỉnh Đồng Tháp, nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (IDI) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Đây là nhà máy số 3 của doanh nghiệp này.

Thành phố Hải Phòng vào nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng vào nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố Hải Phòng năm 2024 ước đạt 11,01%, xếp thứ 3 cả nước, năm thứ 10 liên tiếp duy trì tăng trưởng ở mức hai con số. Quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, đặt dấu mốc là năm đầu tiên thành phố bước vào nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 211.481 tỷ đồng, tăng 10,09%. Tỷ lệ các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, chế tạo, logistics đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố đạt trên 77%...