Thái Nguyên: Hướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại, hiệu quả

Thái Nguyên đạt 88,35/100 điểm, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử của Cổng dịch vụ công quốc gia.

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước và thực hiện cải cách hành chính, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của các cơ quan, đơn vị.

Cùng với đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều kế hoạch; phê duyệt Danh mục DVCTT, công bố 932 DVCTT toàn trình, 718 DVCTT một phần; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức thu phí đối với hoạt động cung cấp DVCTT toàn trình theo hướng giảm mức thu để khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp.

Ngày 27.11.2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 222 về nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2024-2025, đặt ra yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp DVCTT của tỉnh, đảm bảo 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện được triển khai DVCTT toàn trình, hướng đến đơn giản hóa thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết; giảm thời gian, phí, lệ phí trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và trên các phương tiện truy cập khác nhau.

Tập trung triển khai cung cấp 100% DVCTT toàn trình, một phần, dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thái Nguyên và đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia; cung cấp các tiện ích: thanh toán trực tuyến, chứng thực điện tử, ký số… tiến đến tiếp nhận, xử lý đồng bộ các hồ sơ đủ điều kiện không nhận hồ sơ giấy.

84.jpg
Cán bộ tại Bộ phận Một cửa huyện Phú Lương hướng dẫn người dân lấy số tự động và tra cứu thông tin về thủ tục hành chính

Đồng thời cũng đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025, 100% biểu mẫu điện tử được cập nhật trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả hệ thống của các cấp chính quyền; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần; Cung cấp 76/76 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06; Hoàn thành kho dữ liệu số phục vụ giải quyết thủ tục hành chính; Thí điểm đưa 10 thủ tục hành chính lên ứng dụng C-Thái Nguyên; Thiết lập đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ 24/7 về sử dụng dịch vụ công trực tuyến…

Để hoàn thành những mục tiêu cụ thể đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tập trung rà soát, tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền để triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo hướng đơn giản, thuận tiện, người dân không phải khai báo lại các thông tin, dữ liệu cho cơ quan nhà nước.

Hướng tới cắt giảm quy trình, thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính, đề xuất cơ quan có thẩm quyền đơn giản hóa theo quy định; hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (đưa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thái Nguyên lên nền tảng điện toán đám mây, xây dựng biểu mẫu điện tử tương tác, xây dựng kho dữ liệu số, triển khai nền tảng khảo sát ý kiến của người dân và doanh nghiệp…); tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao chất lượng cung cấp, sử dụng DVCTT.

Sở Thông tin và Truyền thông được UBND tỉnh giao thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị; giao nhiệm vụ cho các tổ công nghệ số cộng đồng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” hướng dẫn, hỗ trợ từng người dân tự sử dụng DVCTT, đảm bảo mỗi hộ có ít nhất một người biết cách sử dụng tài khoản VneID, đăng nhập và sử dụng DVCTT trên các cổng dịch vụ công…

Các sở, ban, ngành, địa phương đều có trách nhiệm vào cuộc triển khai đồng bộ các giải pháp và những nhiệm vụ cụ thể đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Trên cơ sở nền tảng vững chắc là những kết quả trong công tác chuyển đổi số và cải cách hành chính những năm gần đây, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự quan tâm vào cuộc của tất cả các cấp, ngành, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp và những mục tiêu cụ thể như trên, Thái Nguyên phấn đấu đến hết năm 2025 đạt tối thiểu 80% hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến toàn trình, cao hơn chỉ tiêu Chính phủ giao 10%.

Trên đường phát triển

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng
Địa phương

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng

Ngày 7.1.2025, tại tỉnh Đồng Tháp, nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (IDI) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Đây là nhà máy số 3 của doanh nghiệp này.

Thành phố Hải Phòng vào nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng vào nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố Hải Phòng năm 2024 ước đạt 11,01%, xếp thứ 3 cả nước, năm thứ 10 liên tiếp duy trì tăng trưởng ở mức hai con số. Quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, đặt dấu mốc là năm đầu tiên thành phố bước vào nhóm 5 tỉnh, thành có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 211.481 tỷ đồng, tăng 10,09%. Tỷ lệ các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, chế tạo, logistics đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố đạt trên 77%...

Công an huyện Quản Bạ kiểm tra bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh nhà nghỉ trên địa bàn huyện
Địa phương

Quản Bạ: Bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025

Những ngày giáp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025, mọi hoạt động kinh doanh đều trở nên nhộn nhịp và tất bật. Tại các khu chợ, siêu thị, cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Quản Bạ đã tập trung khối lượng lớn hàng hóa phục vụ cho thị trường Tết. Đây cũng chính là thời điểm dễ dẫn đến sơ hở, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. Do đó, việc bảo đảm phòng, chống cháy nổ là nhiệm vụ hết sức quan trọng được lực lượng chức năng huyện thực hiện quyết liệt.

Nam Định: Khơi dậy tinh thần tự giác, sáng tạo của cán bộ công chức, viên chức, người lao động
Địa phương

Nam Định: Khơi dậy tinh thần tự giác, sáng tạo của cán bộ công chức, viên chức, người lao động

Ngày 6.1, Khối thi đua các cơ quan Đảng thuộc Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Quốc Chỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Hòa Bình: Cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Địa phương

Hòa Bình: Cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Năm 2024, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình triển khai nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; trong nước tình hình thiên tai, bão lũ, sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống nhân dân.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp huyện Quang Bình
Địa phương

Quang Bình, Hà Giang: Chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng cho Đại hội Đảng bộ huyện

Là địa phương được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn để tổ chức Đại hội điểm cấp huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030, huyện Quang Bình (Hà Giang) đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp, thành lập các Tiểu ban giúp việc chuẩn bị tổ chức đại hội; đồng thời phân công các Ủy viên Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, nắm tình hình, giải quyết khó khăn đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở.