Tập trung phục dựng, bảo tồn, phát huy các di tích gốc

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, qua khảo sát nội dung này, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Long An kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy vai trò của cộng đồng; xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý, phối hợp quản lý phù hợp, cụ thể. Cùng với đó, có lộ trình đầu tư các di tích lịch sử, văn hóa cho phù hợp theo hướng tập trung vào công tác bảo tồn, phát huy, phục dựng các di tích gốc, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí và dẫn đến khó khăn cho nhân lực, kinh phí duy tu, bảo dưỡng sau khi hoàn thành…

“Địa chỉ đỏ” thu hút tham quan, chiêm bái, nghiên cứu

Khảo sát công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Long An ghi nhận: công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, triển khai thực hiện kịp thời bằng nhiều hình thức, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội. Từ năm 2017, các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh từng bước được UBND tỉnh bàn giao về UBND cấp huyện, nơi có di tích để quản lý. Toàn tỉnh Long An hiện có 125 di tích. Trong đó, có 21 di tích cấp quốc gia và 104 di tích cấp tỉnh.

Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh khảo sát tại Di tích khu vực Kinh Bùi, huyện Tân Thạnh - ẢNH C. THÀNH
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh khảo sát tại Di tích khu vực Kinh Bùi, huyện Tân Thạnh

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý di tích các cấp từng bước được hoàn thiện. Việc phân cấp quản lý các di tích đã tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của địa phương trong huy động các nguồn lực, đặc biệt từ nguồn xã hội hóa (trong đó, có sự tham gia đóng góp tích cực của người dân, với số tiền lên đến hàng tỷ đồng trùng tu, tôn tạo, nhất là đối với các di tích gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa...), gắn chặt với công tác quản lý, khai thác, phát huy các giá trị của hệ thống di tích. Trên cơ sở đó, UBND cấp huyện đã chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch, lộ trình trùng tu, tôn tạo, sửa chữa, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.

Việc tu bổ, tôn tạo, chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được đa số các địa phương quan tâm, luôn chú ý đến công năng, thẩm mỹ và bảo đảm tính nguyên gốc của di tích. Công tác quản lý các công trình xây dựng và hiện vật tại các di tích đa số được thực hiện hiệu quả. Nhiều địa phương đã phát huy tốt giá trị các di tích. Một số di tích tiêu biểu đã trở thành “địa chỉ đỏ” thu hút ngày càng nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chiêm bái và nghiên cứu. Một số di tích bước đầu đã gắn kết được với hoạt động du lịch và phát huy các giá trị truyền thống qua lễ hội để thu hút đông đảo du khách thập phương trong và ngoài tỉnh.

Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn khảo sát cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, nhất là: việc chấp hành pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di tích chưa được thực hiện thường xuyên. Một số di tích được xếp hạng, sau khi phân cấp quản lý đã bị xuống cấp do chưa được bảo tồn và trùng tu kịp thời. Đối với di tích lịch sử cách mạng được phục dựng hiện đang hư hỏng chưa được kịp thời khôi phục, sửa chữa (Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ; Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An). Một số di tích gần như không còn các yếu tố gốc, cảnh quan di tích bị xâm lấn và biến dạng theo thời gian (Khu vực Ngã ba Tân Lân, Di tích Đám lá tối trời…). Nhiều di tích chưa được xây dựng bia ghi dấu, biển báo chỉ dẫn, bảng giới thiệu, rào chắn bảo vệ, quang cảnh hoang phế, môi trường ô nhiễm… nhưng chưa được phục dựng, sửa chữa kịp thời và chưa có giải pháp chăm sóc, tu bổ, phục hồi để gìn giữ, phát huy giá trị. Việc thu hút khách đến tham quan, về nguồn tại các di tích nhất là người dân địa phương còn ít do hầu hết các di tích chưa có nhiều điểm nổi bật để thu hút du khách.

Từ thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền (như tăng cường không gian công cộng để tổ chức các sinh hoạt cộng đồng nhằm truyền tải ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa đến với các tầng lớp Nhân dân). Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di tích với phương châm “đưa di tích về cộng đồng”. Tăng cường chỉ đạo rà soát, kiểm tra toàn bộ văn bản về quản lý di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh để xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý, phối hợp quản lý giữa các cấp, ngành và các địa phương cho phù hợp, cụ thể. Rà soát lại kinh phí, có lộ trình đầu tư các di tích lịch sử, văn hóa phù hợp theo hướng tập trung vào công tác bảo tồn, phát huy, phục dựng các di tích gốc, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí và dẫn đến khó khăn cho nhân lực, kinh phí duy tu, bảo dưỡng sau khi hoàn thành…

Đoàn khảo sát cũng nhấn mạnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh theo hướng phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể trách nhiệm đối với đơn vị sau khi được phân cấp quản lý. Thường xuyên theo dõi việc quản lý di tích của cấp huyện. Đối với các di tích khảo cổ, cần tăng cường hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ và chủ động phối hợp UBND cấp huyện lập quy hoạch các di tích khảo cổ trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình tu bổ, tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị các di tích khảo cổ. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý. Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai các dự án tu bổ di tích, nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, kể cả đối với những di tích chưa được xếp hạng.

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát thực tế tại xã An Hóa, huyện Châu Thành.
Hội đồng nhân dân

Ngăn ngừa sai phạm trong sử dụng đất công

Khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện Châu Thành về công tác quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre đề nghị huyện có kế hoạch, giải pháp nâng cao hiệu quản lý Nhà nước; tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. Đối với những diện tích đất công đã được xác định pháp lý cần triển khai ngay công tác đo đạc, xác định mốc giới không để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, sử dụng không đúng mục đích…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Lộc chủ trì buổi làm việc.
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia

Làm việc với các sở, ngành liên quan về phối hợp thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ rõ khó khăn, vướng mắc. Một trong những vấn đề nổi cộm là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn thấp dẫn đến phải điều chỉnh kinh phí nhiều lần, làm chậm tiến độ thực hiện. Các thành viên đoàn giám sát đã đặt nhiều câu hỏi, yêu cầu làm rõ nguyên nhân, giải pháp cho tình trạng này.

Phó Chủ tịch điều hành hoạt động HĐND tỉnh Cà Mau Lê Thị Nhung kết luận buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Lắng nghe ý kiến Nhân dân trong sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Khảo sát tại Sở Nội vụ về tiến độ và kết quả triển khai chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Cà Mau ghi nhận những kết quả tích cực; đồng thời, nhấn mạnh việc lắng nghe ý kiến cán bộ và Nhân dân là hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ then chốt này.

Dân chủ, minh bạch các khoản thu phục vụ, hỗ trợ giáo dục ngoài học phí
Hội đồng nhân dân

Dân chủ, minh bạch các khoản thu phục vụ, hỗ trợ giáo dục ngoài học phí

Làm việc tại UBND thành phố Cao Bằng về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về quy định các khoản thu, mức thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn năm học 2023 - 2024, 2024 - 2025, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh đề nghị, địa phương quan tâm hơn nữa đến nhu cầu, điều kiện thực tế của các đơn vị trường học. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch, hạn chế vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của nghị quyết.

Duy tu, bảo dưỡng các điểm đen ngập lụt
Hội đồng nhân dân

Duy tu, bảo dưỡng các điểm đen ngập lụt

Khảo sát công tác xử lý nước thải, tiêu thoát nước đô thị tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn, Ban Đô thị HĐND thành phố Hải Phòng đề nghị quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải tiếp tục quan tâm duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các điểm đen về ngập lụt; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân trong bảo vệ các công trình tiêu, thoát nước...

Quang cảnh phiên giải trình do Thường trực HĐND thành phố Móng Cái tổ chức
Hội đồng nhân dân

Cam kết lộ trình, minh bạch thông tin giải quyết kiến nghị cử tri

Tại phiên giải trình về tiến độ, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi tới Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) mới đây, Thường trực HĐND thành phố đề nghị, UBND thành phố và các phòng, ban, đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị chưa được xử lý dứt điểm, còn tồn đọng. Đặc biệt, cần phân công cụ thể trách nhiệm và cam kết lộ trình, thời gian giải quyết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri, tạo đà cho sự phát triển bền vững của địa phương.

Các đại biểu tham dự kỳ họp
Diễn đàn

Bứt phá phát triển, tạo đà cho nhiệm kỳ mới

Trong bối cảnh Quảng Ninh cùng cả nước quyết liệt xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2025 ở mức rất cao, những quyết nghị của HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 26 vừa diễn ra đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cử tri, Nhân dân; từ nền tảng là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc kiến tạo không gian phát triển mới, cùng một số nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp điều hành được điều chỉnh, bổ sung, toàn tỉnh đang tập trung tăng tốc, bứt phá, tạo đà cho nhiệm kỳ mới.

Bảo đảm thông suốt hoạt động của các cấp, các ngành
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm thông suốt hoạt động của các cấp, các ngành

Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các địa phương, đơn vị, Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII đã thông qua 9 nghị quyết quan trọng để kịp thời xem xét, quyết định về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã; thông qua các nghị quyết, chính sách nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông tiềm năng, thế mạnh…

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ
Diễn đàn

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ

Một nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được quyết định tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hải Phòng chiều qua, 28.4 là thông qua chủ trương hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Không chỉ kết nối địa lý, đây là sự hòa quyện giữa chiều sâu lịch sử - văn hóa với sức mạnh công nghiệp hiện đại, mở ra cực tăng trưởng mới năng động bậc nhất phía Bắc, khẳng định tầm nhìn dài hạn đưa Hải Phòng trở thành biểu tượng đô thị thông minh, hiện đại, bền vững, dẫn dắt phát triển vùng Bắc Bộ và vươn tầm châu lục.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang phát biểu bế mạc kỳ họp. Ảnh: Hải Hiển
Hội đồng nhân dân

Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kom Tum và Quảng Ngãi

Chiều nay, 28.4, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 trong tháng 4.2025, HĐND tỉnh Kon Tum Khóa XII đã biểu quyết thông qua 4 nghị quyết quan trọng. Trong đó, có nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Kon Tum năm 2025; tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 28.4, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX, Nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 13. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà điều hành kỳ họp.

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị
Chuyển động

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị

Chiều 28.4, tại Thành phố Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII đã tổ chức Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có sáp nhập xã. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi Chủ tọa kỳ họp.

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum

Tại Kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra hôm nay, 28.4, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua nghị quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, làm cơ sở quan trọng để UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ Đề án trình Bộ Nội vụ, trình Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền quyết định trước ngày 1.5.2025.

a
Hội đồng nhân dân

Khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên

Tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XIX, người đứng đầu HĐND tỉnh nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, mở rộng không gian phát triển, mà còn khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên, trường tồn; lấy đất nước làm quê hương chung, để cùng vun đắp Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường
Chuyển động

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường

Với sự đồng thuận cao từ Nhân dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cấp chính quyền, HĐND quận Nam Từ Liêm đã chính thức thông qua phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường, hình thành 4 đơn vị hành chính mới có quy mô dân số và diện tích hợp lý. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong giai đoạn mới.