Duy tu, bảo dưỡng các điểm đen ngập lụt

Khảo sát công tác xử lý nước thải, tiêu thoát nước đô thị tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn, Ban Đô thị HĐND thành phố Hải Phòng đề nghị quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải tiếp tục quan tâm duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các điểm đen về ngập lụt; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân trong bảo vệ các công trình tiêu, thoát nước...

Hạn chế đáng kể úng ngập do mưa lớn, triều cường

Khảo sát tại quận Đồ Sơn, UBND quận cho biết hàng năm UBND quận, UBND các phường thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, khơi thông hệ thống thoát nước. Trong đó, tập trung thu gom rác tại các cửa cống, rãnh thoát nước trong khu dân cư. Tại huyện Cát Hải, huyện đã có kế hoạch, phương án nạo vét định kỳ hệ thống tiêu thoát nước. Trên địa bàn thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải) đã có 3 trạm xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 2.800m³/ngày đêm. Tất cả các trạm xử lý nước thải tại thị trấn đều được UBND huyện giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất và Quản lý dự án của huyện quản lý, vận hành. Nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khách sạn tại khu vực này đều đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải dẫn về các trạm xử lý.

Đoàn khảo sát tại một số địa điểm trên địa bàn quận Kiến An. Ảnh: Hoàng Tùng
Đoàn khảo sát tại một số địa điểm trên địa bàn quận Kiến An. Ảnh: Hoàng Tùng

Tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hải Phòng, hiện công ty đang quản lý vận hành hệ thống thoát nước của 5 quận. Công tác vận hành đang được duy trì ổn định, nước thải sinh hoạt được thu gom, đưa về nhà máy xử lý và được xử lý đạt tiêu chuẩn theo giấy phép môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Theo đánh giá của công ty, qua các trận mưa bão từ năm 2021 - 2024, tình trạng úng ngập do mưa lớn, triều cường đã được hạn chế đáng kể cả về chiều sâu và thời gian ngập lụt. Đối với các trận mưa dưới 50mm, tại các điểm nóng về ngập lụt đã không còn hiện tượng ngập lụt, giảm về chiều sâu, thời gian ngập lụt. Tại các vị trí được lắp đặt van 1 chiều đã không còn hiện tượng nước triều dâng gây ngập lụt. Các mương hồ điều hòa, nguồn nước mặt được bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên xanh - sạch - đẹp cho thành phố. Nhiều khu vực hồ điều hòa đã trở thành những nơi sinh hoạt chung cho cộng đồng người dân sống xung quanh và các khu vực lân cận.

Đầu tư đồng bộ, ưu tiên khu vực thường xuyên ngập úng

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xử lý nước thải, tiêu thoát nước đô thị còn một số bất cập như: tại quận Đồ Sơn, hạ tầng thoát nước cũ kỹ, thiếu đồng bộ, hệ thống hồ điều hòa chưa được nạo vét, cải tạo, không phát huy hết tác dụng, nguồn lực đầu tư gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 2021 - 2024, vào mùa mưa huyện Cát Hải vẫn có tình trạng ngập úng cục bộ tại một số khu vực; tại thị trấn Cát Bà công suất tại các trạm xử lý mới đáp ứng được khoảng 50% lượng nước thải sinh hoạt phát sinh; khu vực thị trấn Cát Hải hiện chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt; hệ thống cống thoát nước mặt và nước thải trên địa bàn huyện được xây dựng từ nhiều năm nay đã cũ, không đồng bộ; các trạm xử lý nước thải đã được đầu tư từ lâu, thiết bị cũ, xuống cấp, không bảo đảm công suất vận hành như ban đầu…

Đoàn khảo sát tại một số địa điểm trên địa bàn huyện Cát Hải. Ảnh: Hoàng Tùng
Đoàn khảo sát tại một số địa điểm trên địa bàn huyện Cát Hải. Ảnh: Hoàng Tùng

Từ thực trạng trên, các đơn vị đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện công tác xử lý nước thải, tiêu thoát nước đô thị trong thời gian tới. Trong đó, UBND huyện Cát Hải kiến nghị các cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng thoát nước mặt, nước thải, trạm xử lý trên địa bàn... Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hải Phòng đề xuất một số giải pháp giảm tối đa hiện tượng ngập lụt, đối phó với việc biến đổi khí hậu như: thành phố cần xây dựng thêm 33 nhà máy xử lý nước thải tập trung, bổ sung 447,84km đường cống, 174 trạm bơm nước thải; nghiên cứu xây dựng các hồ điều hòa tại các vùng dự kiến phát triển xây dựng, bố trí các trạm bơm tiêu úng đô thị; cải tạo, nâng cấp đê sông, đê biển và tăng cường gia cố mái đê tại những vị trí xung yếu; sớm triển khai các hạng mục công việc liên quan đến xử lý các điểm đen về ngập lụt...

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nước thải, thoát nước đô thị, Ban Đô thị HĐND thành phố Hải Phòng đề nghị quận Đồ Sơn tiếp tục quan tâm duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các "điểm đen" về ngập lụt, phối hợp tốt với các công ty thủy lợi, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân trong bảo vệ các công trình tiêu, thoát nước. Huyện Cát Hải tiếp tục quan tâm duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các điểm đen về ngập úng; tăng cường kiểm tra liên quan đến xử lý nước thải, tiêu thoát nước.

Đoàn khảo sát cũng đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hải Phòng tiếp tục các giải pháp để tăng cường đấu nối thoát nước; thực hiện nạo vét các mương hồ điều hòa theo chu kỳ; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ các công trình tiêu, thoát nước, bảo vệ môi trường.

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát thực tế tại xã An Hóa, huyện Châu Thành.
Hội đồng nhân dân

Ngăn ngừa sai phạm trong sử dụng đất công

Khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện Châu Thành về công tác quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre đề nghị huyện có kế hoạch, giải pháp nâng cao hiệu quản lý Nhà nước; tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. Đối với những diện tích đất công đã được xác định pháp lý cần triển khai ngay công tác đo đạc, xác định mốc giới không để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, sử dụng không đúng mục đích…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Lộc chủ trì buổi làm việc.
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia

Làm việc với các sở, ngành liên quan về phối hợp thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ rõ khó khăn, vướng mắc. Một trong những vấn đề nổi cộm là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn thấp dẫn đến phải điều chỉnh kinh phí nhiều lần, làm chậm tiến độ thực hiện. Các thành viên đoàn giám sát đã đặt nhiều câu hỏi, yêu cầu làm rõ nguyên nhân, giải pháp cho tình trạng này.

Phó Chủ tịch điều hành hoạt động HĐND tỉnh Cà Mau Lê Thị Nhung kết luận buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Lắng nghe ý kiến Nhân dân trong sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Khảo sát tại Sở Nội vụ về tiến độ và kết quả triển khai chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Cà Mau ghi nhận những kết quả tích cực; đồng thời, nhấn mạnh việc lắng nghe ý kiến cán bộ và Nhân dân là hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ then chốt này.

Dân chủ, minh bạch các khoản thu phục vụ, hỗ trợ giáo dục ngoài học phí
Hội đồng nhân dân

Dân chủ, minh bạch các khoản thu phục vụ, hỗ trợ giáo dục ngoài học phí

Làm việc tại UBND thành phố Cao Bằng về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về quy định các khoản thu, mức thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn năm học 2023 - 2024, 2024 - 2025, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh đề nghị, địa phương quan tâm hơn nữa đến nhu cầu, điều kiện thực tế của các đơn vị trường học. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch, hạn chế vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của nghị quyết.

Quang cảnh phiên giải trình do Thường trực HĐND thành phố Móng Cái tổ chức
Hội đồng nhân dân

Cam kết lộ trình, minh bạch thông tin giải quyết kiến nghị cử tri

Tại phiên giải trình về tiến độ, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi tới Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) mới đây, Thường trực HĐND thành phố đề nghị, UBND thành phố và các phòng, ban, đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị chưa được xử lý dứt điểm, còn tồn đọng. Đặc biệt, cần phân công cụ thể trách nhiệm và cam kết lộ trình, thời gian giải quyết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri, tạo đà cho sự phát triển bền vững của địa phương.

Các đại biểu tham dự kỳ họp
Diễn đàn

Bứt phá phát triển, tạo đà cho nhiệm kỳ mới

Trong bối cảnh Quảng Ninh cùng cả nước quyết liệt xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2025 ở mức rất cao, những quyết nghị của HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 26 vừa diễn ra đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cử tri, Nhân dân; từ nền tảng là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc kiến tạo không gian phát triển mới, cùng một số nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp điều hành được điều chỉnh, bổ sung, toàn tỉnh đang tập trung tăng tốc, bứt phá, tạo đà cho nhiệm kỳ mới.

Bảo đảm thông suốt hoạt động của các cấp, các ngành
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm thông suốt hoạt động của các cấp, các ngành

Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các địa phương, đơn vị, Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII đã thông qua 9 nghị quyết quan trọng để kịp thời xem xét, quyết định về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã; thông qua các nghị quyết, chính sách nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông tiềm năng, thế mạnh…

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ
Diễn đàn

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ

Một nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được quyết định tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hải Phòng chiều qua, 28.4 là thông qua chủ trương hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Không chỉ kết nối địa lý, đây là sự hòa quyện giữa chiều sâu lịch sử - văn hóa với sức mạnh công nghiệp hiện đại, mở ra cực tăng trưởng mới năng động bậc nhất phía Bắc, khẳng định tầm nhìn dài hạn đưa Hải Phòng trở thành biểu tượng đô thị thông minh, hiện đại, bền vững, dẫn dắt phát triển vùng Bắc Bộ và vươn tầm châu lục.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang phát biểu bế mạc kỳ họp. Ảnh: Hải Hiển
Hội đồng nhân dân

Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kom Tum và Quảng Ngãi

Chiều nay, 28.4, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 trong tháng 4.2025, HĐND tỉnh Kon Tum Khóa XII đã biểu quyết thông qua 4 nghị quyết quan trọng. Trong đó, có nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Kon Tum năm 2025; tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 28.4, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX, Nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 13. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà điều hành kỳ họp.

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị
Chuyển động

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị

Chiều 28.4, tại Thành phố Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII đã tổ chức Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có sáp nhập xã. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi Chủ tọa kỳ họp.

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum

Tại Kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra hôm nay, 28.4, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua nghị quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, làm cơ sở quan trọng để UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ Đề án trình Bộ Nội vụ, trình Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền quyết định trước ngày 1.5.2025.

a
Hội đồng nhân dân

Khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên

Tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XIX, người đứng đầu HĐND tỉnh nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, mở rộng không gian phát triển, mà còn khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên, trường tồn; lấy đất nước làm quê hương chung, để cùng vun đắp Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường
Chuyển động

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường

Với sự đồng thuận cao từ Nhân dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cấp chính quyền, HĐND quận Nam Từ Liêm đã chính thức thông qua phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường, hình thành 4 đơn vị hành chính mới có quy mô dân số và diện tích hợp lý. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong giai đoạn mới.