Tập huấn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Sáng 20.7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Chương trình tập huấn diễn ra trong 2 ngày 20-21.7, với sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán bậc mầm non của 63 tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó, còn có đại diện của tổ chức UNICEF Việt Nam, các trung tâm, đơn vị liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

Trong 2 ngày tập huấn, nhiều nội dung được đưa ra trao đổi, thảo luận, chia sẻ. Trong đó tập trung vào các vấn đề như: trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, nhà trường trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống; cách thức lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống; hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, hướng dẫn đánh giá giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non.

0bf10ed0a89d41c3188c.jpg -0
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: Hồ Lài

Phát biểu chỉ đạo khai mạc chương trình tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, hiện nay Chính phủ quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, thế hệ vàng của nước nhà.

Trong Chương trình Giáo dục mầm non, nội dung giáo dục kỹ năng sống được thể hiện rõ nét trong lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ theo hướng tiếp cận thực hiện Quyền trẻ em, hướng đến phát triển toàn diện, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền tảng cho việc học tập, rèn luyện ở các cấp học tiếp theo.

Trong giai đoạn 2023-2028, Bộ GD-ĐT nghiên cứu, xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non mới trên nguyên tắc giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm", theo hướng tiếp cận thực hiện quyền của trẻ, hướng đáp ứng việc đổi mới toàn diện, phát huy khả năng và năng lực của trẻ.

Chương trình giáo dục mầm non hiện đã và đang được thay đổi cách tiếp cận trẻ em. Cụ thể tiếp cận theo hướng tôn trọng quyền con người, đặc biệt là quyền trẻ em với nhiều nhóm khác nhau, trong đó có nhóm trẻ yếu thế. Cùng với việc thay đổi này, nhiều giải pháp đã được đề ra, xây dựng và triển khai tại các cơ sở giáo dục mầm non với nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội trong giáo dục trẻ.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non được coi là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo quyền trẻ em. Nội dung của giáo dục kỹ năng sống bao gồm hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển năng cần thiết như: yêu thương, mạnh dạn, tự tin, biết tôn trọng bảo vệ bản thân, bảo vệ môi trường xung quanh; có các kỹ năng sống cần thiết thích nghi với môi trường sống và trong các quan hệ xã hội.

Vì vậy, nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của 63 tỉnh, thành phố về tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non là nhiệm vụ quan trọng, ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trang bị năng lực, kỹ năng cần thiết cho trẻ mẫu giáo, đặt nền tảng cho giáo dục cấp tiếp theo. Đây cũng là cơ sở để chuẩn bị thí điểm chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ diễn ra từ năm 2024 đến năm 2028.

tap-huan-ky-nang-song-2-1281.jpg -0
Các đại biểu tham dự chương trình tập huấn. Ảnh: Hồ Lài

Do đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị chương trình tập huấn không nặng nề về lý thuyết mà cần có sự tương tác, trao đổi vấn đề thực tiễn đặt ra giữa các chuyên gia, giảng viên với cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán địa phương. Trong đó, hướng dẫn giáo viên mầm non linh hoạt, sáng tạo trong việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp và phối hợp với gia đình trẻ trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non theo mỗi độ tuổi và đặc thù thực tiễn.

Chủ động nắm bắt thông tin thực tiễn từ địa phương về công tác giáo dục kỹ năng sống trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Nắm được thực tiễn hoạt động của các đơn vị, trung tâm tổ chức kỹ năng sống, liên kết với trường mầm non. Từ đó, tham mưu với Bộ những chỉ đạo kịp thời, theo các quy định hiện hành, bảo đảm hiệu quả, chất lượng của các nội dung giáo dục kỹ năng sống cần hình thành, củng cố và phát triển cho trẻ em mầm non.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng lưu ý sau khi kết thúc tập huấn, các sở giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác chỉ đạo, thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng kế hoạch, triển khai tập huấn cho toàn bộ cán bộ quản lý và giáo viên tại địa phương về tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cho trẻ em theo tinh thần của Quyết định số 1895/QĐ-TTg.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị sau khi kết thúc đợt tập huấn, các cán bộ, giáo viên cho ý kiến đánh giá, nhận xét các chuyên đề nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn đảm bảo chất lượng, hiệu quả và thiết thực.

Đồng thời nghiêm túc thực hiện và triển khai các văn bản chỉ đạo, nội dung tập huấn đến tất cả đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục. Về phía tổ chức tập huấn tổng hợp đầy đủ nội dung, ý kiến góp ý của địa phương báo cáo lãnh đạo Bộ GD-ĐT để có phương án điều chỉnh thích hợp trong năm học tới.

Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Cô giáo tâm huyết với nghề
Giáo dục

Cô giáo tâm huyết với nghề

Tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, cô giáo Vũ Thị Vân (SN 1976), Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) luôn được đồng nghiệp, học sinh tin yêu.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.