Sửa đổi Luật Luật Đường sắt:

Tạo hành lang pháp lý quản lý, triển khai hiệu quả các dự án đường sắt

Chiều 13.5, tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Những kinh nghiệm quốc tế tốt hỗ trợ xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi).

Dự hội thảo có: nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cố vấn cao cấp của dự án Nguyễn Ngọc Đông; Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh; đại diện Đại sứ quán Australia tại Việt Nam; các chuyên gia trong nước và quốc tế tại các đầu cầu trực tuyến…

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) -0
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh nhấn mạnh: Dự án “Những kinh nghiệm quốc tế tốt hỗ trợ xây dựng Luật Đường sắt sửa đổi” là một hợp phần trong Chương trình Aus4Transport do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australiahỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam tích cực sử dụng các thông lệ tốt quốc tế để soạn thảo dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); nâng cao xây dựng thể chế, quy định pháp luật; chủ động định hướng, thiết lập các mốc chuyển dịch sang năng lượng xanh trong lĩnh vực đường sắt... Kết quả của dự án là cơ sở khoa học, kinh nghiệm để Cục Đường sắt Việt Nam - cơ quan được giao chủ trì xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) nghiên cứu chuyển tải thành các quy định trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) -0
Toàn cảnh hội thảo

Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức triển khai, tiến hành khảo sát, rà soát, đánh giá thực tiễn áp dụng và thi hành Luật Đường sắt năm 2017 trong 5 năm (2018 - 2023); nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đường sắt 2017 khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận việc xây dựng dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Luật Đường sắt (sửa đổi) được xây dựng với quan điểm: Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách phát triển đường sắt bảo đảm phát huy vai trò giao thông vận tải đường sắt, đáp ứng yêu cầu hiện đại, đồng bộ trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp 2013. Hoàn thiện các quy định về phát triển kết cấu hạ tầng, kinh doanh đường sắt, công nghiệp đường sắt trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của luật hiện hành. Sửa đổi, bổ sung các nội dung không phù hợp; tăng cường công tác phân quyền trong hoạt động đường sắt; huy động tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) -0
Các đại biểu chủ trì hội thảo

Quá trình sửa đổi luật hiện hành cũng hướng đến việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; bảo đảm sự tương thích với các Điều ước quốc tế về đường sắt mà Việt Nam là thành viên; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển đường sắt của các nước trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt Nam...

Theo kế hoạch, dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Mười.

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) -0
Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Tại hội thảo, Cục Đường sắt Việt Nam cũng cho biết, mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào năm 2025; khởi công các đoạn ưu tiên (Hà Nội - Vinh, TP. Hồ Chí Minh - Nha Trang) 2026 - 2030; hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045.

Về Dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc Nam, Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, đây đang là một trong những dự án đầu tư chiến lược nhằm phát triển lĩnh vực đường sắt. Dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi với các hình thức đầu tư đang được nghiên cứu và trình các cấp có thẩm quyền xem xét; dự kiến sẽ được phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2025.

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) -0
Các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo

Đối với đường sắt đô thị, Kết luận số 49-KL/TW ngày 28.2.2023 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh, hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) vào năm 2045; tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2035. Qua rà soát quy hoạch cấp tỉnh đã được phê duyệt và một số dự thảo quy hoạch của các địa phương, hiện đã có 4 thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ) có quy hoạch đường sắt đô thị.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với việc triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao; kinh nghiệm xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao của một số nước trên thế giới; lợi ích của việc triển khai đường sắt cao tốc đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; kinh nghiệm của chính phủ của các nước đối với việc đầu tư hệ thống đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị; việc cải thiện hệ thống giao thông nhờ triển khai đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị tại một số nước châu Âu; quá trình huy động vốn để triển khai hệ thống đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị; kinh nghiệm công tác quản lý, vận hành đường sắt của quốc tế…

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) -0
Chuyên gia tư vấn dự án Nguyễn Đạt Tường (Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam) phát biểu tại hội thảo

Theo chuyên gia tư vấn dự án Nguyễn Đạt Tường (Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam), qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng ở Việt Nam cũng như các thông lệ quốc tế, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị đối với chính sách về đường sắt tốc độ cao. Trong đó, khuyến nghị dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) cần làm rõ vai trò của Nhà nước trong bố trí vốn đầu tư cho đường sắt tốc độ cao; chủ thể và vai trò của các chủ thể trong quản lý ĐSTĐC cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt.

Theo chuyên gia quốc tế Martin Baggott, một số quốc gia trên thế giới đã có các quy định và thành lập các cơ quan đặc thù nhằm triển khai các quy định về thu hồi đất và các vấn đề khác nhằm đẩy nhanh tiến độ trong giai đoạn đầu phát triển dự án ĐSTĐC. Nguồn vốn Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư ĐSTĐC và được quy định rõ trong luật ở các quốc gia này. Đơn cử, Nhật Bản đã ban hành Đạo luật Shinkansen; trong đó, quy định rõ việc đóng góp của chính quyền địa phương vào chi phí đầu tư dự án dường sắt tốc độ cao. Hay nhiều công trình đường sắt tốc độ cao ở Trung Quốc đã được xây dựng với nguồn đóng góp đáng kể của chính quyền địa phương nơi có tuyến đường sắt đi qua.

Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) -0
Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cố vấn cao cấp của dự án Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cố vấn cao cấp của dự án Nguyễn Ngọc Đông cảm ơn những đóng góp ý kiến của đại biểu, chuyên gia. Đồng thời, khẳng định Bộ sẽ tiếp thu cầu thị và có báo cáo chuyên đề nghiên cứu trao đổi.

Ông Đông cũng cho biết, trước mắt, quá trình sửa đổi Luật Đường sắt 2017 cần hướng đến tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, triển khai các dự án đường sắt. Về đầu tư ĐSTĐC, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng và đây là loại hình đường sắt cần được ưu tiên trong giai đoạn này. Việc tổ chức khai thác sử dụng ĐSTĐC phải được quy định rõ trong Luật. Đối với đường sắt đô thị, bên cạnh huy động nguồn lực từ địa phương cần có hỗ trợ của nguồn vốn Trung ương.

Giao thông

Hòa Bình: Cấm phương tiện lưu thông qua cầu Ngòi Móng do sụt lún
Xã hội

Hòa Bình: Cấm phương tiện lưu thông qua cầu Ngòi Móng do sụt lún

Ngay sau khi cầu Ngòi Móng (Km0+265) trên đường tỉnh lộ 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành (thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã tiến hành phân luồng giao thông, cấm đường lên cầu để bảo đảm an toàn cho người dân.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ
Xã hội

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ

Theo Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây ra sức tàn phá và thiệt hại to lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế của Nhân dân, làm hư hỏng hàng nghìn ngôi nhà, các công trình hạ tầng công cộng, trong đó đặc biệt nhiều công trình cầu, tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc.

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Giao thông

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp. Để chủ động khắc phục hậu quả mưa, lũ, ứng phó sạt lở đất trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có Công điện khẩn về việc khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9
Giao thông

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9

Căn cứ vào tình hình mực nước tăng nhanh tại sông Đuống cũng như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tối 10.9, Sở Giao thông Vận tải đã ban hành phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Đuống (Km9+667 tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng), và 2 nhánh liên quan đến giao thông thuộc địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm.