Tăng số lượng và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Sau hơn 6 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) 2017, chất lượng vụ việc ngày càng được cải thiện, được đánh giá, đo lường bằng những tiêu chí cụ thể. Thông qua các vụ việc, hoạt động TGPL đã kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật. Qua đó, quyền công dân, quyền con người được bảo đảm, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử, tranh tụng. 

Kiện toàn tổ chức, bảo đảm tính chuyên nghiệp

Theo thống kê của Cục TGPL (Bộ Tư pháp), tính đến hết năm 2023, đã có 63 trung tâm TGPL nhà nước, 97 chi nhánh với tổng số 1.228 viên chức, người lao động (trong đó có 676 trợ giúp viên pháp lý); 180 tổ chức tham gia TGPL; 675 cá nhân ký hợp đồng thực hiện TGPL.

Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Thái Nguyên truyền thông về trợ giúp pháp lý tại xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. Nguồn: ITN
Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Thái Nguyên truyền thông về trợ giúp pháp lý tại xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. Nguồn: ITN

Trên cơ sở Luật Trợ giúp pháp lý 2017, các địa phương đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của công tác TGPL là thực hiện vụ việc, nhất là vụ việc tham gia tố tụng. Nhờ đó, số lượng và chất lượng dịch vụ TGPL ngày càng được nâng cao, thực sự là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Cụ thể, trong 6 năm (từ 1.1.2018 - 1.1.2024), các tổ chức thực hiện TGPL đã cung cấp khoảng 195.000 vụ việc; trong đó, khoảng 106.000 vụ việc tham gia tố tụng.

Hàng năm, số lượng vụ việc tham gia tố tụng tăng lên; năm 2018 là 11.860 vụ việc, năm 2019 là 13.428 vụ việc, năm 2020 là 16.168 vụ việc, năm 2021 là 20.868 vụ việc, năm 2022 là 21.276 vụ việc, năm 2023 là 25.506 vụ việc. Hầu hết các vụ việc được đánh giá là chất lượng, thành công; nhiều vụ án được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh hay thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân.

Đại diện Cục TGPL cho biết, riêng năm 2023, cả nước đã tiếp nhận 38.371 vụ việc, kết thúc 33.013 vụ việc TGPL cho 33.013 lượt người (tăng 19% so với với năm 2022); trong đó số vụ việc tham gia tố tụng là trên 25.000 vụ (chiếm 77% tổng số vụ việc, tăng 19% so với năm 2022). Tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng trở lên, số vụ việc tham gia tố tụng thành công là 8.124 vụ việc (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022).

Khẳng định vai trò nòng cốt của trợ giúp viên

Theo các chuyên gia, thông qua các vụ việc TGPL, đội ngũ người thực hiện TGPL và trợ giúp viên pháp lý ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong trợ giúp người yếu thế tiếp cận công lý; góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. 

Cục TGPL và ở các địa phương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ năng thực hiện TGPL trong lĩnh vực tố tụng dân sự, hình sự, hành chính và các lớp kỹ năng thực hiện TGPL cho các đối tượng dễ tổn thương; 100% trợ giúp viên pháp lý hoàn thành nghĩa vụ tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28.8.2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ TGPL và quản lý chất lượng vụ việc TGPL. Đến nay, trợ giúp viên pháp lý đã trở thành đội ngũ nòng cốt cung cấp dịch vụ TGPL cho người dân; số lượng vụ việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý tăng hàng năm.

Thống kê của Cục TGPL cũng cho thấy, chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng giao cho trợ giúp viên pháp lý năm sau cao hơn năm trước. Năm 2023, có 660 trợ giúp viên pháp lý được giao chỉ tiêu thực hiện vụ việc tham gia tố tụng; trong đó, có 658 trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu, tương đương 99,7%. 

Một số trung tâm có trung bình số vụ việc/trợ giúp viên pháp lý cao như Lai Châu (73 vụ/trợ giúp viên pháp lý); Hải Dương (62 vụ/trợ giúp viên pháp lý); Nghệ An (58 vụ/trợ giúp viên pháp lý); Hà Nam (55 vụ/trợ giúp viên pháp lý); Vĩnh Phúc (50 vụ/trợ giúp viên pháp lý); Điện Biên (49 vụ/trợ giúp viên pháp lý); Phú Thọ (48 vụ/trợ giúp viên pháp lý). Trong đó, Lai Châu, Nghệ An là các tỉnh có các năm liên tiếp đạt bình quân số vụ việc/trợ giúp viên pháp lý cao.

Đa dạng, phong phú về truyền thông

Nhằm lan tỏa thông tin về TGPL, Cục TGPL cũng đa dạng hóa các hoạt động truyền thông như phát sóng thông điệp, tiểu phẩm về TGPL; xây dựng các tờ gấp và tài liệu pháp luật TGPL; tiếp tục cập nhật, theo dõi các bài viết, bài nghiên cứu và xử lý thông tin liên quan đến TGPL trên các phương tiện truyền thông để đăng tải lên Trang thông tin điện tử TGPL; tổ chức các đợt truyền thông điểm về TGPL cho người dân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; thực hiện tiếp nhận thông tin đường dây nóng TGPL...

Ở địa phương, các trung tâm TGPL bằng nhiều phương thức khác nhau, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, hướng đến mục tiêu giúp người dân, đối tượng thuộc diện TGPL biết đến hoạt động TGPL của nhà nước. Một số trung tâm đã xây dựng và vận hành Trang thông tin điện tử riêng về TGPL (Kiên Giang, Bình Định, Đồng Nai, Hải Phòng, Tây Ninh, Hưng Yên) hoặc thiết lập trang thông tin trên mạng xã hội Facebook, Zalo (Điện Biên, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hà Giang, Sơn La...).

Đa số các trung tâm TGPL nhà nước thực hiện phối hợp với cơ quan, đoàn thể (Hội Người Khuyết tật, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Nạn nhân chất độc da cam...) thực hiện truyền thông về TGPL cho thành viên, hội viên của tổ chức. Một số trung tâm thực hiện truyền thông theo từng chuyên đề hướng tới các đối tượng như người khuyết tật (Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Bắc Kạn), trẻ em (Hà Nội, Bến Tre, Phú Thọ, Phú Yên), người cao tuổi (Ninh Thuận, Sơn La, Thanh Hóa).

Việc đổi mới, sáng tạo trong công tác truyền thông về TGPL, cụ thể là lồng ghép nội dung đố vui có thưởng trong các buổi truyền thông tại TP. Hồ Chí Minh hay cử trợ giúp viên pháp lý trực tiếp tham gia trả lời câu hỏi pháp luật trên đài truyền hình (Ninh Thuận) đã giúp lan tỏa thông tin tới người dân, đối tượng thuộc diện được TGPL.

Xã hội

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung
Xã hội

Chỉ thị 40 - "Cú hích" để tín dụng chính sách tại Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Thu nhận mẫu ADN từ thân nhân các liệt sĩ
Đời sống

Thu nhận gần 9.000 mẫu AND thân nhân liệt sĩ

Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chánh Văn phòng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết: VEC vừa có phương án tổ chức giao thông tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và Đoạn Km50+530 - Km57+581 (Đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng
Xã hội

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng

Làng Từ Vân từ lâu đã được biết đến là một trong những địa phương có truyền thống làm nghề thêu cờ ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Thế nhưng, trước bối cảnh nghề truyền thống bị mai một, không còn kiếm đủ thu nhập cho gia đình nên số lượng người bám trụ được với nghề khá hiếm hoi.

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác
Đời sống

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, toàn thể các Đảng viên trong Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các Trưởng các Phòng/Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cùng Giám đốc các Chi nhánh, các công ty con trong hệ thống Vietcombank vừa vinh dự tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4
Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các chứng tích về tội ác và hậu quả của chiến tranh tại Việt Nam, là một trong những điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế khi đến TP. Hồ Chí Minh dịp lễ 30.4.