Tam giác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

Hướng nghiệp hiệu quả là sự kết hợp tam giác giữa trường Đại học, trường THPT và doanh nghiệp cho học sinh phổ thông khởi nghiệp.

Dự án “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả” khởi động từ tháng 10 năm 2021 do Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới - EduLightenUp khởi xướng. Mô hình hoạt động của dự án là đồng hành phát triển năng lực tự hướng nghiệp cho học sinh THPT thông qua tam giác: Trường THPT, trường Đại học và doanh nghiệp.

Dự án được thực hiện nhằm tăng cường hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nâng cao năng lực cho học sinh trung học phổ thông, giúp gắn kết đầu ra các cơ sở giáo dục phổ thông với đầu vào của giáo dục đại học.

Tam giác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông -0
Các em học sinh trải nghiệm tại Phòng thực hành Điều dưỡng của trường ĐH Phenikaa

Cùng với sự phát triển của dự án, EduLightenUp nhận được sự ủng hộ và đồng hành của Trường Đại học Phenikaa và các doanh nghiệp: Tập đoàn Qualcomm, Panasonic và Phenikaa-X mang lại nhiều hoạt động thiết thực cho học sinh các trường THPT.

Workshop Dự án "Tam giác hướng nghiệp hiệu quả 2023" là một hoạt động tiêu biểu trong giai đoạn hai của Dự án "Tam giác Hướng nghiệp hiệu quả". Trong giai đoạn này, Trường Đại học Phenikaa và Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS) phối hợp hướng dẫn 17 trường THPT từ các Tỉnh/Thành phố như Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An và Hà Tĩnh để thực hiện các dự án về hướng nghiệp.

Thông qua dự án, học sinh đã có cơ hội giao lưu học hỏi, gặp gỡ các thầy cô, tham gia những hoạt động khoa học lý thú trong chính ngôi trường Đại học mơ ước, để từ đó có động lực nuôi dưỡng đam mê và sẵn sàng cho con đường các em mong muốn theo đuổi trong tương lai.

“Tam giác hướng nghiệp hiệu quả 2023"

Hà Nội, ngày 27.5 tới, tại trường ĐH Phenikaa, Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới - EduLightenUp, Trường Đại học Phenikaa và Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS) sẽ tổ chức Workshop Dự án “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả 2023".

PGS.TS. Nguyễn Phú Khánh, Phó Tổng giám đốc, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, thành viên Ban điều hành của Mạng lưới EduLightenUp, đại điện cho Trường Đại học Phenikaa - đơn vị tổ chức sự kiện chia sẻ: "Đây là năm thứ hai Trường Đại học Phenikaa tham gia Dự án cùng Mạng lưới Quản lý Giáo dục không biên giới; cùng với Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS) và các doanh nghiệp đồng hành, chúng tôi mong muốn tạo ra một môi trường để từ đó các em học sinh THPT có cơ hội được hướng nghiệp và lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Các nhóm tham gia có trải nghiệm thực tế tại các trường Đại học và Doanh nghiệp, nâng cao khả năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch, có cơ hội được làm quen với nhiều lĩnh vực khoa học và nghề nghiệp khác nhau.  Từ đó, các em rút ra được những bài học, kinh nghiệm trong thực tế, nhận biết tốt hơn khả năng và sở thích của mình để lựa chọn một ngành nghề phù hợp trong chặng đường tiếp theo".

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.