Sụp mi ở trẻ em, biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ khuyến cáo

Trẻ sụp mi nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến các tổn thương tại mắt hoặc toàn thân, như: suy giảm thị lực, tật khúc xạ, biểu hiện bệnh liệt dây thần kinh, bệnh nhược cơ, …

Theo ThS. BS Lưu Quỳnh Anh – Phó Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương, sụp mi là tình trạng mi mắt trên ở vị trí thấp hơn so với vị trí thông thường.

Ở người bình thường, mi trên che qua vùng rìa giác mạc (lòng đen) phía trên khoảng 2mm. Vượt quá giới hạn đó được gọi là sụp mi.

Sụp mi có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Sụp mi mắt phải có thể gặp trong chấn thương, liệt dây thần kinh số III, hội chứng Horner, bệnh lý nhược cơ, … sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 50 – 70% các trường hợp sụp mi.

Sụp mi bẩm sinh chủ yếu do bất thường về cơ, bao gồm rối loạn, thay đổi kết cấu của các sợi cơ nâng mi, dẫn đến suy giảm (hoặc gần như không có) chức năng của cơ nâng mi. Bên cạnh đó, hiếm gặp hơn, sụp mi bẩm sinh có thể do gián đoạn dẫn truyền thần kinh – cơ.

Sụp mi bẩm sinh có thể đi kèm các bất thường khác về vận nhãn (lác, lé), hẹp khe mi bẩm sinh, hoặc dị dạng sọ mặt.

Các triệu chứng của trẻ bị sụp mi là gì?

Đối với trẻ sụp mi bẩm sinh, biểu hiện thường thấy là một mắt hoặc cả hai mắt của trẻ nhỏ hơn bình thường ngay từ khi mới sinh, mức độ sụp mi ổn định, không thay đổi trong ngày.

Trường hợp sụp mi nhẹ, sụp mi ở một bên mắt, trẻ có thể không có triệu chứng chủ quan hoặc có thể có nheo mắt, nháy mắt khi tập trung quan sát

Trường hợp sụp mi nặng, trẻ có thể có các dấu hiệu như ngửa cổ, rướn trán khi nhìn, nhìn kém

Sụp mi trong liệt dây thần kinh số III thường đi kèm lác ngoài, hạn chế vận nhãn lên trên – xuống dưới – vào trong, giãn đồng tử. Sụp mi gặp trong bệnh nhược cơ có thể thay đổi mức độ sụp mi trong ngày, kèm theo các dấu hiệu khó thở, khó nuốt, …

Sụp mi ở trẻ em có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ khuyến cáo -0
Bệnh nhi trước và sau khi phẫu thuật sụp mi - Ảnh: BVCC

Thăm khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc đến mắt trẻ

Tổn thương mắt dễ nhận thấy nhất với trẻ sụp mi là tật khúc xạ. Sụp mi bẩm sinh thường gây tật khúc xạ cao ngay từ những năm tháng đầu đời ở trẻ (hay gặp nhất là loạn thị), dẫn đến bệnh nhược thị, suy giảm thị lực ở trẻ.

Mặt khác, trẻ bị sụp mi nặng che kín bờ đồng gây giảm, mất thị lực, và/ hoặc gây lệch đầu vẹo cổ (do trẻ phải ngửa cổ kéo dài để quan sát), lâu dài làm ảnh hưởng tới tư thế trẻ.

Nguy hiểm hơn, sụp mi mắc phải có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng như liệt dây thần kinh sọ não số III, bệnh nhược cơ, hội chứng Horner, 

Bác sĩ khuyến cáo, trẻ sụp mi nếu không được khám sớm có thể sẽ dẫn đến các tổn thương tại mắt hoặc toàn thân.

Các phương pháp điều trị sụp mi cho trẻ bao gồm: Chỉnh kính điều trị tật khúc xạ (trường hợp sụp mi nhẹ, sụp mi ở trẻ nhỏ chưa có chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật); và phẫu thuật.

Không phải tất cả các trường hợp sụp mi đều cần phẫu thuật, nhưng việc thăm khám định kỳ và theo dõi sát sẽ giúp trẻ tránh khỏi những biến chứng toàn thân và tại mắt.

Để đảm bảo tốt nhất cho đôi mắt và sức khỏe của trẻ, các phụ huynh nên lưu ý, quan sát, quan tâm đến trẻ thường xuyên. Nếu thấy con có bất kì biểu hiện nào của sụp mi, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.