WHO chỉ ra 4 điểm sáng của ngành y tế Việt Nam

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp nhóm đối tác y tế. Đáng chú ý, bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã đề cập đến 4 điểm sáng của y tế Việt Nam năm 2023.

Tại cuộc họp, bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã đề cập đến 4 điểm sáng của y tế Việt Nam năm 2023. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về khía cạnh tài chính y tế bền vững: Luật Bảo hiểm Y tế đang trong quá trình sửa đổi nhằm mục đích tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo hiểm và hướng tới tăng tỷ lệ bao phủ từ mức đã rất ấn tượng hiện nay là hơn 93% dân số.

Rõ ràng, với mục tiêu bao phủ y tế toàn dân, vẫn còn rất nhiều việc cần làm trong lĩnh vực tài chính y tế. Các lĩnh vực cần chú trọng hơn nữa bao gồm chuyển đổi sang tài trợ đầy đủ cho tất cả các dịch vụ y tế công cộng thiết yếu từ các nguồn tài trợ trong nước; giảm tỷ lệ thanh toán từ tiền túi (đang ở mức cao nhất trong khu vực); và đưa ra các biện pháp khuyến khích phù hợp để giảm bớt áp lực quá tải đối với bệnh viện. Điều này cũng có mối liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực thứ hai là chăm sóc sức khỏe ban đầu hay y tế cơ sở.

WHO chỉ ra 4 điểm sáng của ngành y tế Việt Nam -0
Bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu (Ảnh: Bộ Y tế)

Thứ hai, Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở và Nghị quyết 99/2023/QH15 của Quốc hội là những văn bản hỗ trợ cấp cao quan trọng nhằm phục hồi và củng cố hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam trong năm vừa qua.

Xã hội khỏe mạnh là một xã hội trong đó mọi người đều có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu mọi lúc, mọi nơi họ cần với chi phí hợp lý. Tôi tin tưởng rằng tất cả các đối tác phát triển đều có chung tầm nhìn này, và chúng tôi mong muốn đồng hành và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đó trong những năm tới.

Thứ ba, biến đổi khí hậu và sức khỏe: Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Giờ đây, việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người là điều không phải bàn cãi.

Nhìn về mặt tích cực, trong cuộc họp nhóm đối tác y tế gần đây nhất được tổ chức ngay trước thềm hội nghị COP28 vào năm ngoái, chủ đề này cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của các đối tác cũng như cam kết hành động mạnh mẽ từ phía Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam;

Thứ tư, nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh và đại dịch: Việt Nam đã chuyển đổi sang cơ chế “quản lý bền vững” dịch bệnh COVID-19 rất thành công. Nhưng vẫn sẽ phải tiếp tục rút ra những bài học kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19 để đảm bảo đầy đủ năng lực và thể chế để phòng ngừa, chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, để đảm bảo rằng Việt Nam luôn ở thế chủ động khi xảy ra đợt bùng phát dịch hoặc đối mặt với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Sức khỏe

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bệnh nhi Làng Nủ bị vùi lấp đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Sức khỏe

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bệnh nhi Làng Nủ bị vùi lấp đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm hỏi, động viên nữ bệnh nhi Mông H.T.N ( 11 tuổi, dân tộc) Tày - nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai hiện đang được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

Hành trình cứu sống những trái tim nhỏ bé
Sức khỏe

Hành trình cứu sống những trái tim nhỏ bé

Là một trong số ít chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi tim toàn bộ cho trẻ cân nặng thấp, giúp các bệnh nhi tránh được việc cưa xương ức, phục hồi nhanh chóng với vết mổ chỉ bằng đầu bút, TS.BS Đặng Quang Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa quốc tế (ĐKQT) Vinmec Times City (Hà Nội), được nhiều gia đình và đồng nghiệp trìu mến gọi là “bác sĩ nội soi thắp sáng trái tim”.