Tăng cao tỷ lệ mắc bệnh viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng trong dịp Tết

Những ngày tết nếu không quan tâm đến sức khoẻ răng miệng, duy trì chế độ dinh dưỡng và kiểm soát tốt những bệnh mãn tính, mọi người sẽ rất dễ mắc một số bệnh nguy hiểm, điển hình như bệnh Phlegmon.

Mới đây, Trung tâm phẫu thuật sọ mặt và tạo hình – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận nam bệnh nhân (56 tuổi) có tiền sử đái tháo đường nhiều năm, nhập viện trong tình trạng sưng nề, ấn đau vùng cằm, bờ hàm dưới bên trái, vị trí răng 31,32, 41 đau nhiều.

Tại đây, bệnh nhân đã được khẩn trương làm xét nghiệm, chụp phim và được chẩn đoán viêm tấy lan toả sàn miệng. Ngay sau đó, ekip phẫu thuật tiến hành mổ cấp cứu dẫn lưu dịch mủ.

Người bệnh được sử dụng phối hợp 2 kháng sinh, thay băng vết mổ hàng ngày trong 10 ngày. Khi vết mổ sạch, vết thương dưới cằm được khâu lại và bệnh nhân dự kiến ra viện sau 5 ngày.

Nguy cơ mắc bệnh viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng trong dịp Tết -0
Bệnh nhân mắc viêm tấy lan tỏa sàn miệng nhập (Ảnh: BVCC)

Mỗi dịp Tết đến xuân về, số lượng người bệnh nhập viện do Phlegmon sàn miệng tại Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lại đột ngột tăng lên.

Bác sĩ Lê Kim Nhã, Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, do Tết là thời gian gia đình, anh em sum vầy bên nhau sau quãng thời gian cả năm trời làm việc, học tập xa nhà.

Những bữa tiệc tần suất dày đặc với đầy ắp thức ăn, rươu bia hay nước ngọt chính là tác nhân phá hoại môi trường răng miệng. Bởi niềm vui sum họp đôi khi có thể khiến chúng ta quên mất cả nhiệm vụ vệ sinh răng miệng sau ăn.

Tuy nhiên, chính thức ăn dính kẽ răng không được vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng phát triển. Đặc biệt, với người bệnh đái tháo đường, thời điểm Tết thường chủ quan không kiểm soát tốt đường máu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cơ hội xuất hiện.

Theo Bác sĩ Lê Kim Nhã, Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Phlegmon sàn miệng hay viêm tấy lan tỏa sàn miệng là tình trạng viêm mô bào hoại tử lan rộng tại các khoang sàn miệng và vùng cổ mặt. Phần lớn nguồn gốc gây ra bởi các bệnh lý về răng, đặc biệt với răng hàm dưới.

Bên cạnh đó, một số khác khác xuất phát từ viêm nhiễm phần mềm như áp xe tuyến nước bọt hoặc các nhiễm trùng ngoài da. Vi khuẩn gây bệnh từ những ổ viêm tại chân răng, lan qua xương hàm vào vùng sàn miệng, rồi tiếp tục lan xuống các khoang vùng mặt cổ, thẩm chí xuống vùng cổ ngực.

Bệnh tiến triển nhanh, ban đầu gây sưng nóng đỏ tại chỗ vùng sàn miệng dưới hàm kèm theo đau nhức và sốt cao, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân hoặc vỡ ổ mủ vào trung thất gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguy cơ mắc bệnh viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng trong dịp Tết -0
Người bệnh đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch là những đối tượng nguy cơ cao gặp viêm tấy lan tỏa sàn miệng (Ảnh: BVCC)

Tình trạng này thường gặp ở những người có yếu tố nguy cơ về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém; sâu răng hoặc tiền sử điều trị nha khoa như nhổ răng, điều trị tủy răng.

Đối với những người mắc các bệnh lý mạn tính, đặc biệt người bệnh đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch là những đối tượng nguy cơ cao gặp viêm tấy lan tỏa sàn miệng.

Vậy cần làm gì để vẫn có một cái Tết vui vầy cùng gia đình, bè bạn nhưng vẫn tránh xa được căn bệnh nguy hiểm này. Bác sĩ Lê Kim Nhã, Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đưa ra 4 lời khuyên dành cho mọi người dưới đây như sau:

Chế độ ăn: Hạn chế ăn quá nhiều hoặc ăn vặt, ăn quá nhiều bữa trong ngày. Giảm đồ ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga hay rượu bia và tăng thức ăn có nhiều chất xơ như rau củ.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên sau mỗi bữa ăn: Nên đánh răng và vệ sinh kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn để đảm bảo loại bỏ thức ăn thừa dính kẽ.

Kiểm soát tốt bệnh lý mạn tính như đái tháo đường: Cần theo dõi và kiểm soát tốt đường huyết, duy trì chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Đảm bảo vệ sinh cá nhân cả ngoài da lẫn trong khoang miệng.

Phát hiện và điều trị sớm: Nếu xuất hiện bất kì dấu hiệu viêm nhiễm nào của vùng hàm mặt, hoặc bất thường răng miệng, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm. Tránh những biến chứng không mong muốn do đến quá muộn.

Sức khỏe

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.