Công an xã chính quy - Từ chủ trương đến “trái ngọt”

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Quá trình thực hiện chủ trương xây dựng Công an xã chính quy còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân, lực lượng Công an nhân dân (CAND) đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, sớm hơn 6 tháng so với quy định.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý xây dựng Công an xã chính quy

Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15.3.2018 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” xác định “Xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. Trước mắt, bố trí Công an xã chính quy tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, tiến tới thống nhất trong toàn quốc sau khi hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan”.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ Công an đã chủ động tham mưu ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở, hành lang pháp lý vững chắc để triển khai bố trí Công an xã chính quy.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị -0
Mô hình Camera an ninh giúp lực lượng Công an xã Kỳ Hà, Thị xã Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh nắm bắt sớm được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Điển hình như việc Chủ động tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật CAND năm 2018 (sửa đổi), trong đó xác định rõ Công an xã là một cấp Công an thuộc tổ chức CAND; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 42/2021/NĐ-CP ngày 31.3.2021 quy định về việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, trong đó quy định rõ lộ trình thực hiện, trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các cấp trong xây dựng Công an xã chính quy; ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BCA ngày 11.4.2019 quy định về việc điều động sĩ quan, hạ sĩ quan CAND đảm nhiệm các chức danh Công an xã…

Trước một số ý kiến lo lắng việc bố trí Công an xã chính quy sẽ tăng biên chế của lực lượng Công an, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định sẽ không tăng biên chế, toàn bộ là sắp xếp trong nội bộ và duy trì biên chế hiện có; đây là điều hoàn toàn có cơ sở vì trên thực tế đây là việc đánh giá và bố trí lại lực lượng trong CAND.

Về việc bố trí lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dự án luật này sẽ góp phần quan trọng xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý, sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, góp phần phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Sự chủ động của Công an các địa phương

Với quyết tâm chính trị cao, Công an các địa phương đã chủ động xây dựng Đề án điều động Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

Thường xuyên giao ban chuyên đề, tổ chức họp, hội nghị, sơ kết rút kinh nghiệm; tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy tổ chức làm việc với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và trực tiếp làm việc với Công an cấp huyện để phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong triển khai bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng tình ủng hộ cao của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị -0
Cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Sơn La đến tận nơi đón người già yếu, bệnh nặng đi làm căn cước công dân.

Xác định yếu tố nhân lực – con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của việc thực hiện chủ trương, Công an các địa phương đã chủ động xây dựng phương án, lựa chọn cán bộ để điều động đảm nhiệm các chức danh Công an xã.

Thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng; quan tâm thực hiện chế độ chính sách, trang bị phương tiện, đảm bảo điều kiện làm việc để cán bộ chiến sĩ được điều động đảm nhiệm các chức danh Công an xã yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chú trọng công tác lựa chọn cán bộ có trình độ nghiệp vụ, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm thực tiễn và có khả năng vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để bố trí đảm nhiệm các chức danh Công an xã.

Đồng thuận của các bộ, ngành, địa phương

Thực tiễn triển khai các công việc, nhiệm vụ cụ thể bao giờ cũng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn. Việc triển khai thực hiện chủ trương bố trí Công an xã chính quy cũng không ngoại lệ.

Quá trình triển khai đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ, nhất là việc bố trí công tác, giải quyết chế độ chính sách đối với lực lượng Công an bán chuyên trách, đặc biệt là với chức danh Trưởng Công an xã. Trước tình hình này, Bộ Công an đã chủ động trao đổi, thống nhất với Bộ Nội vụ có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ chính sách đối với lực lượng Công an xã bán chuyên trách. Bộ trưởng Bộ Công an cũng trực tiếp làm việc với một số địa phương để phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Cấp uỷ, chính quyền các địa phương đã tích cực phối hợp với Bộ Công an, quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chủ trương xây dựng Công an xã chính quy. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 42/2021/NĐ-CP để bảm bảo việc bố trí, sắp xếp lực lượng Công an xã chính quy theo đúng quy định, chất lượng và là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ngay tại cơ sở.

Đồng thời, quan tâm bố trí quỹ đất để xây dựng trụ sở làm việc của Công an xã, thị trấn chính quy. Tính đến tháng 5.2022, đã bố trí tổng cộng hơn 1.700 tỷ đồng đầu tư cho Công an xã chính quy.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân

Một trong những khó khăn của Công an chính quy khi về xã là chưa có trụ sở làm việc độc lập; nhiều địa phương chưa đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo công tác, chiến đấu; nơi ăn, chỗ nghỉ để đáp ứng yêu cầu trực ban và sinh hoạt hằng ngày của Công an xã còn nhiều khó khăn.

Thậm chí có nơi chính quyền địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện về chủ trương bố trí diện tích đất để xây dựng trụ sở Công an xã những không tìm được vị trí thích hợp. Nhiều xã vùng núi, biên giới có vị trí xa trung tâm, địa hình đi lại hiểm trở, gây khó khăn cho công tác khảo sát, đánh giá hiện trường cũng như công tác triển khai xây dựng và giám sát, nghiệm thu việc thực hiện xây dựng.

Trước tình hình này, chia sẻ với những khó khăn của lực lượng Công an, đã có nhiều hộ dân tự nguyện hiến đất cho Công an xã để xây dựng nhà ở doanh trại, trụ sở làm việc; điển hình như 6 hộ gia đình thuộc các xã A Ngo (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), Hướng Việt, Tân Long, A Dơi, Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã tự nguyện hiến hơn 5.000 m2 đất xây dựng trụ sở Công an xã. Đây không chỉ là hành động đẹp, nghĩa tình cao cả mà người dân dành cho lực lượng CAND, mà còn là minh chứng thể hiện sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân.

Mặc dù còn gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai, nhất là trong điều kiện dịch bệnh, đất nước phải trải qua các trạng thái chưa từng có trong tiền lệ, song đến nay, Bộ Công an đã triển khai điều động, bố trí hơn 48.000 cán bộ Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, tại 100% xã, thị trấn trên toàn quốc; hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với quy định.

Công an các địa phương đã tham mưu thành lập Chi bộ Công an xã, thị trấn; trong đó có hơn 8.200 đồng chí Trưởng Công an xã, thị trấn tham gia Ban Chấp hành Đảng ủy xã, hơn 1.500 đồng chí tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy xã. Bộ Công an đã quan tâm, bố trí hơn 3.400 tỷ đồng để đầu tư cho Công an xã, thị trấn trên toàn quốc để bảo đảm các điều kiện công tác, chiến đấu.

Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của lực lượng CAND, cùng với sự đồng tình, ủng hộ rất cao của các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đông đảo quần chúng nhân dân trong thực hiện chủ trương xây dựng Công an xã chính quy – một chủ trương có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…