Siết quản lý hàng nhập cảnh qua đường hàng không

Nhằm chống buôn lậu, vận chuyển ma túy qua đường hàng không, Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu tăng cường kiểm soát hàng hóa nhập cảnh như quà biếu, quà tặng, hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn…

Siết quản lý hàng nhập cảnh qua đường hàng không -0
Ma túy được cất giấu tinh vi dưới đáy các hộp kem dưỡng da bị lực lượng Hải quan Hà Nội phát hiện ngày 10.5.2023. Ảnh: Tổng cục Hải quan

Theo Tổng cục Hải quan, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, ma túy qua đường hàng không có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng buôn lậu lợi dụng sự thông thoáng về chế độ chính sách, sự phát triển của thương mại điện tử, phương thức chuyển phát nhanh, dịch vụ ký gửi hàng hoá, hành lý... móc nối, cấu kết với phía nước ngoài hình thành các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua các cảng hàng không quốc tế như vũ khí, chất nổ, động vật hoang dã quý hiếm, rượu, thuốc lá, các mặt hàng tân dược, mỹ phẩm....

Đặc biệt, việc vận chuyển trái phép các chất ma túy hoạt động không theo quy luật với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi (cất giấu, ngụy trang ma tuý thành hàng hóa, hành lý thông thường), liều lĩnh và manh động (mang theo người).

Trước tình hình đó, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Kiên Giang tiếp tục triển khai Kế hoạch Chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua các cảng hàng không quốc tế. Đồng thời, các đơn vị cần triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ chính.

Thứ nhất, làm tốt công tác nghiệp vụ, tăng cường công tác thu thập thông tin, dự báo tình hình, nắm chắc, nhận diện, cảnh báo những phương thức, thủ đoạn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Thứ hai, căn cứ các tuyến bay quốc tế qua cảng hàng không do đơn vị quản lý, các đơn vị xác định mặt hàng trọng điểm và tuyến bay trọng điểm để tập trung áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thích hợp. Trong đó, tập trung trọng tâm vào các mặt hàng trọng điểm như: vũ khí, ma túy, chất nổ, động vật hoang dã quý hiếm, hàng cấm, rượu, tiền tệ, vàng, thuốc lá, các mặt hàng tân dược, mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, các loại hàng hoá khác có trị giá cao...; hành lý, hàng ký gửi, chuyển phát nhanh, quà biếu phi mậu dịch qua các tuyến bay quốc tế đến từ một số quốc gia trọng điểm về Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu theo loại hình H11 (hàng hóa là quả biếu, quà tặng, hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế), đặc biệt là các sân bay lớn…

Thứ tư, chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tại khu vực cửa khẩu cảng hàng không quốc tế lắp đặt các bảng hướng dẫn, cảnh báo, tờ rơi để tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh các quy định về khai hải quan, định mức miễn thuế, luồng hành khách không phải khai báo hải quan “cửa xanh”, luồng hành khách thuộc diện phải khai báo hải quan “cửa đỏ" nhằm rút ngắn thời gian thông quan.

Thứ năm, chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giám sát chặt chẽ hoạt động công vụ, kiên quyết không để xảy ra trường hợp công chức, viên chức có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng; nếu phát hiện tiêu cực phải xử lý nghiêm.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.