Siết chặt quản lý, sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích

Kết quả giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Trị về tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích theo quy định của Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh cho thấy: hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích tại cấp xã không cao; một số địa phương còn buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm... gây thất thu ngân sách.

Buông lỏng quản lý, dẫn đến sai phạm

Qua giám sát, khảo sát trực tiếp, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Trị nhận thấy: một số địa phương đã làm tốt công tác quản lý, sử dụng đất công ích vào thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều hộ gia đình có thêm đất để sản xuất, nhất là có thêm quỹ đất để đầu tư phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả. Đơn cử như các xã: Triệu Thuận, Triệu Trung, Triệu Độ (Triệu Phong); Hải Quế, Hải Định (Hải Lăng); Gio Quang, Gio Mai, Trung Hải (Gio Linh); Vĩnh Giang, Vĩnh Hòa (Vĩnh Linh); Cam Nghĩa (Cam Lộ); Phường Đông Thanh (Đông Hà). KNTC trong quản lý, sử dụng đất công ích được giải quyết ngay tại địa phương (từ cấp cơ sở), không có KNTC vượt cấp. Đất công ích được sử dụng vào các mục đích công đều được người dân chấp hành, đồng tình và ủng hộ.

Siết chặt quản lý, sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích -0
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Trị giám sát tại UBND huyện Hải Lăng. Ảnh: Châu San

Bên cạnh những kết quả rất tích cực, Đoàn giám sát cũng thẳng thắn chỉ rõ: hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích tại cấp xã chưa cao, chưa phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất; thời gian thuê đất ngắn nên người trúng đấu giá QSDĐ chưa mạnh dạn đầu tư, cải tạo đồng ruộng để sản xuất hoặc góp vốn đầu tư để phát triển mạnh nông nghiệp… Bên cạnh đó, công tác quản lý về thanh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất công ích của cấp huyện đối với cấp xã tại một số địa phương còn buông lỏng, dẫn đến sai phạm; một số địa phương cho thuê đất sử dụng không đúng mục đích, đối tượng; còn có hiện tượng người thuê đất tự ý chuyển sang hoạt động thương mại, dịch vụ… gây thất thu ngân sách.

Về nguyên dân, các thành viên Đoàn giám sát cho rằng, tỉnh vẫn chưa có quy định cụ thể về quản lý, sử dụng đất công ích; chưa có quy định về trình tự thủ tục đấu giá cho thuê quỹ đất công ích 5%. Đồng thời, do quỹ đất công ích 5% là những diện tích đất nằm phân tán, nhỏ lẻ, không quy hoạch thành khu, vùng tập trung mà rải rác, xen kẽ trong khu dân cư, ven thôn, bản, làng… gây khó khăn trong quản lý, chưa phát huy hiệu quả sử dụng đất. Mặt khác, còn thiếu sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ngành và cơ quan chuyên môn đối với việc quản lý, sử dụng đất công ích 5%...

Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích

Từ thực tế trên, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội trong sửa đổi Luật Đất đai 2013 cần xem xét tăng thời hạn sử dụng đất đối với quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn với mỗi lần thuê trên 5 năm để người trúng đấu giá QSDĐ mạnh dạn đầu tư, cải tạo đồng ruộng hoặc góp vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp… Sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua, Chính phủ sớm ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành bảo đảm đồng bộ với quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ ngân sách cấp xã của Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và các nghị định hướng dẫn quy định đất rừng sản xuất khi thu hồi từ các tổ chức, cá nhân tự nguyện trả lại thì được phép bổ sung vào quỹ đất 5% của cấp xã nơi có đất…

Đoàn giám sát cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổng rà soát toàn diện quỹ đất nông nghiệp hiện có; rà soát đối tượng sử dụng đất nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ trước đây và các văn bản hướng dẫn hiện hành để phát hiện những trường hợp không sử dụng đất nông nghiệp (do rời khỏi địa phương, không có khả năng sử dụng hoặc đã mất...) để tiến hành các thủ tục thu hồi bổ sung vào quỹ đất công ích cấp xã… Cùng với đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, phối hợp với UBND cấp huyện quy định quy trình, trình tự, thủ tục, phương án giá, xác định giá khởi điểm cho việc tổ chức đấu giá QSDĐ đất công ích để UBND cấp xã áp dụng thống nhất… Đặc biệt, yêu cầu UBND các huyện, thị, thành phố thanh tra, kiểm tra chuyên đề việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích và sử dụng nguồn thu từ thuê đất công ích theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả thực hiện với HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm 2023…

Theo Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Ánh, UBND các huyện, thị, thành phố cần thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng đất công ích 5% tại các xã trên địa bàn. Rà soát hồ sơ đã chuyển mục đích sử dụng đất từ quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích cấp xã và các loại đất nông nghiệp khác để kịp thời chấn chỉnh, phát hiện sai sót, có hướng đề xuất, xử lý theo quy định. Đồng thời, đề xuất phương án với các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh để giải quyết kịp thời những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện… "UBND cấp xã cần tăng cường rà soát, thống kê, đánh giá tình hình sử dụng, quản lý đất công ích 5%; xây dựng kế hoạch, biện pháp, giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả quỹ đất này. Thường xuyên cập nhật, theo dõi biến động quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích cấp xã đến từng thửa đất của từng xứ đồng. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích trên địa bàn quản lý…”, ông Ánh đề xuất.

Hội đồng nhân dân

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.