HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Hiểu chủ trì kỳ họp.

Dự kỳ họp có: Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Xuân Hải; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Trần Quốc Vũ cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

a-hieu.jpg
Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Hiểu phát biểu tại kỳ họp

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu nhấn mạnh: Kỳ họp chuyên đề lần này được tổ chức trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Đây cũng là thời điểm TP. Cần Thơ đang tích cực triển khai các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

a-hieu-1.jpg
Chủ tọa kỳ họp

Tại kỳ họp, HĐND thành phố đã xem xét, thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, có các nghị quyết liên quan đến việc thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trên địa bàn TP. Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang theo định hướng hợp nhất địa giới hành chính nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ Nhân dân tốt hơn.

a-hieu-2.jpg
Các đại biểu thông qua các nghị quyết tại kỳ họp

Bên cạnh đó, HĐND thành phố cũng cho ý kiến và thông qua các tờ trình về việc giao chỉ tiêu chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 từ nguồn ngân sách địa phương; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; điều chỉnh, bổ sung các nghị quyết về dự toán thu - chi ngân sách và kế hoạch vay, trả nợ chính quyền địa phương năm 2025. HĐND thành phố cũng thống nhất thông qua danh mục bổ sung các công trình, dự án cần thu hồi đất trong năm 2025, tạo tiền đề để triển khai hiệu quả các chương trình phát triển hạ tầng, giao thông, đô thị và phúc lợi xã hội.

Trong khuôn khổ kỳ họp, HĐND thành phố cũng thực hiện công tác nhân sự theo quy định. Các đại biểu đã biểu quyết đồng ý miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND thành phố đối với nguyên Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Quang Nghị; nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Thị Xuân Mai; nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Sử; nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Mai Như Toàn; Nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Huỳnh Hoàng Mến do nghỉ hưu hoặc được điều động sang nhiệm vụ mới.

251.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại kỳ họp

Đồng thời, các đại biểu đã biểu quyết thống nhất bầu bổ sung Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Trần Phú Lộc Thành giữ chức danh Ủy viên UBND TP. Cần Thơ, nhằm kiện toàn bộ máy chính quyền, bảo đảm hoạt động điều hành thông suốt, hiệu quả.

Kết luận kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Hiểu đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự thẳng thắn, xây dựng của các đại biểu trong quá trình thảo luận. Chủ tịch HĐND đề nghị: UBND thành phố khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ, cập nhật số liệu, rà soát các căn cứ pháp lý để các nghị quyết ban hành bảo đảm đúng luật, phù hợp thực tiễn và có tính khả thi cao.

“Các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp lần này là cơ sở quan trọng để triển khai đồng bộ các chủ trương lớn của Trung ương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thành phố.”- Chủ tịch HĐND thành phố cũng nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.