Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết 101/2023/QH15

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác rà soát văn bản pháp luật, cần tăng cường quy trình rút gọn trong xây dựng pháp luật hoặc xây dựng quy trình đặc biệt để nhanh chóng giải quyết các vấn đề sau rà soát văn bản; tăng cường, siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật -1
Quang cảnh Phiên họp. Nguồn: quochoi.vn

Đây là đề nghị của một số đại biểu Quốc hội khi thảo luận về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV tại phiên họp chiều nay, 31.10.

Đánh giá thận trọng, kiến nghị thích đáng

Các đại biểu Quốc hội cơ bản đánh giá cao kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ và tổ công tác của Quốc hội đã thực hiện. Đây là một việc rất lớn, rất khó, có thể coi là một đợt tổng rà soát văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chỉ trong thời gian ngắn, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nhiều đại biểu cũng bày tỏ nhất trí với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, nhất là những nguyên tắc được đề ra, như việc đánh giá phải thận trọng, kỹ lưỡng; việc rà soát phải bảo đảm khách quan; và kiến nghị sửa đổi phải thích đáng, hạn chế đề xuất một luật sửa nhiều luật. Trên cơ sở theo dõi, giám sát các lĩnh vực phụ trách, các cơ quan của Quốc hội đã có ý kiến đánh giá về kết quả rà soát, bổ sung một số nội dung để Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu, sửa đổi.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật -2
Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) phát biểu

Tán thành với một số tồn tại, hạn chế đã được Chính phủ và Ủy ban Pháp luật đánh giá, song ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) nêu rõ, để từng bước giải quyết tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn trong các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cần đánh giá sâu sắc hơn nữa những tồn tại, hạn chế trong công tác này. Trong đó, rất cần đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa công tác rà soát văn bản với công tác xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cũng cho rằng, cần xác định rõ nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại, nhất là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để có những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn. Đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ cần đánh giá sâu hơn về việc công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật chưa được các bộ, ngành thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chưa xác định là nhiệm vụ thường xuyên, chủ động thực hiện khi có căn cứ rà soát.

Một số dự án luật, nghị quyết chưa bảo đảm chất lượng khi trình Quốc hội; quá trình đánh giá tác động chính sách trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chưa được chú trọng đúng mức, nhiều trường hợp còn mang tính hình thức, cảm tính, thiếu tính khoa học. Hệ thống văn bản quy phạm, pháp luật còn nhiều nội dung chồng chéo, chưa thống nhất. Công tác thi hành pháp luật có lúc, có nơi còn lúng túng, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả

Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác rà soát văn bản pháp luật, các đại biểu bày tỏ nhất trí với việc Quốc hội tiếp tục quy định nội dung này vào Nghị quyết Kỳ họp thứ Sáu.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Thoa (Hải Dương) đề nghị, cần nhấn mạnh vào một số nội dung trọng tâm như: hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để lấy dữ liệu đầu vào cho công tác tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, có thể sử dụng hiệu quả kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật để hỗ trợ cho hoạt động rà soát thường xuyên.

Cùng với đó, tiếp tục củng cố lực lượng pháp chế để thực hiện công tác xây dựng pháp luật nói chung và công tác rà soát thường xuyên theo quy định. Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, triệt để Nghị định số 55 năm 2011 về công tác pháp chế, cần có những điều chỉnh về số lượng biên chế, tiêu chuẩn tuyển chọn, việc áp dụng chính sách thu hút nhân tài vào lĩnh vực này, đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng hơn.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa cũng lưu ý, cần tăng cường quy trình rút gọn trong xây dựng pháp luật hoặc xây dựng quy trình đặc biệt để nhanh chóng giải quyết các vấn đề sau rà soát văn bản khi có sự thống nhất của các cơ quan liên quan; bổ sung một số văn bản hiện nay chưa được tổng hợp vào các phụ lục trình Quốc hội tại Kỳ họp này.

Bày tỏ nhất trí đưa nội dung này vào Nghị quyết của Kỳ họp, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà nhấn mạnh, phải tăng cường, siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật thì công tác tổ chức thi hành pháp luật rất cần phải tiếp tục được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chỉ đạo quyết liệt hơn; tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11.12.2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Từ đó, tiếp tục đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường

Năm 2025 đã đi qua quý đầu năm trong tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan đối ứng cao, trong đó có Việt Nam, căng thẳng thương mại leo thang, tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới, có thể gây đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương

Sáng 6.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I.2025; tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 3 và quý I.2025; một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo trong tháng 4 và thời gian tới.

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy và đột phá công nghệ: hai cuộc cách mạng không thể tách rời

Trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đồng thời khởi xướng hai cuộc “cách mạng” lớn: tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 25.11.2024, và đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024. Đây không chỉ là hai nhiệm vụ song song mà còn gắn bó chiến lược, tương hỗ chặt chẽ với nhau. Cả hai cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu quả, linh hoạt, hiện đại, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan

13h chiều 5.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế I. Karimov Tashken, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Armenia
Thời sự Quốc hội

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 2.4 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Đúng 9h45 sáng nay, 5.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Thủ đô Yerevan, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, lên đường sang Tashkent, Uzbekistan tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới và thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.