Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương

Sáng 6.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I.2025; tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 3 và quý I.2025; một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo trong tháng 4 và thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại hội nghị các đại biểu cũng nghe báo cáo Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024; báo cáo Chỉ số cải cách hành chính của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội; lãnh đạo các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế lớn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 đã đi qua được 1/4 thời gian, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan đối ứng cao, trong đó có Việt Nam, căng thẳng thương mại leo thang có thể gây đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trước bối cảnh đó, các nước có các phản ứng khác nhau; các thị trường chứng khoán quốc tế sụt giảm; tác động mạnh đến tăng trưởng và sự ổn định kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, ngay từ đầu năm, chúng ta đã thực hiện tất cả các biện pháp nhằm cân bằng thương mại với Hoa Kỳ.

Trong đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành đã có các giao thiệp với phía bạn, đặc biệt Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trao đổi về quan hệ, nhất là về kinh tế, thương mại giữa hai nước; trong nước tiếp tục nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu; gặp gỡ, trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà khoa học Hoa Kỳ; giải quyết các yêu cầu chính đáng của phía bạn, trên cơ sở lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ.

Cùng với đó, thúc đẩy tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khuôn khổ hợp tác khác mà Việt Nam tham gia. Sáng 3.4, ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới, Thường trực Chính phủ đã triệu tập cuộc họp để đánh giá tình hình, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng; thành lập Tổ công tác đặc biệt phản ứng nhanh; báo cáo Bộ Chính trị để xin ý kiến chỉ đạo và tới đây Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ sang Hoa Kỳ để trao đổi với phía Bạn.

Chiều 5.4, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tiếp tục họp về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ lưu ý phải đặt quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trong tổng thể quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam; xác định Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, song không phải là đối tác duy nhất; đồng thời, coi đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; cơ cấu lại và đa dạng hoá sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng…

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đó, cả nước đã và đang tập trung 5 nhiệm vụ lớn gồm: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên theo kịch bản mới, tạo đà, tạo thế, tạo lực, nền tảng cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những năm tới để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chính quyền địa phương; rà soát hoàn thiện các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; chuẩn bị và tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước…

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà trực tiếp là Tổng Bí thư Tô Lâm, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng nhân dân và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội tháng sau tốt hơn tháng trước, quý I.2025 tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình phát triển kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình phát triển kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tăng trưởng quý I.2025 đạt 6,93%, cao hơn so cùng kỳ 5 năm qua, cao hơn kịch bản tăng trưởng ban đầu, tuy nhiên lại thấp hơn kịch bản tăng trưởng mới. Kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài; 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tích cực, đặc biệt là nông nghiệp. Các lĩnh vực an sinh xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế được quan tâm, chăm lo; công tác xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố; tăng cường công tác đối ngoại; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Tuy nhiên vẫn có những hạn chế, khó khăn, bất cập như: Sức ép về tỷ giá, lạm phát gia tăng; sức mua phục hồi chậm; thị trường bất động sản có những bất cập; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ; rủi ro, thách thức còn nhiều, nhất là sau khi Hoa Kỳ có chính sách thuế quan mới.

Đại diện các bộ, ngành tham dự Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Đại diện các bộ, ngành tham dự Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng yêu cầu tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích bối cảnh, tình hình; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành, địa phương; đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I.2025; phân tích bối cảnh tình hình hiện nay và dự báo quý II; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tháng 4, quý II và cả năm 2025.

Lưu ý những việc cần làm ngay, trước mắt và lâu dài để ứng phó tình hình hiện nay trên thế giới, nhất là khả năng chiến tranh thương mại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo phải chỉ ra được nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương phải làm để đạt được mức tăng trưởng 8% trở lên; sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính nhưng phải kế thừa các công việc đang làm; thực hiện tốt Nghị quyết 57 và 59 của Bộ Chính trị; cần có cơ chế, chính sách để tháo gỡ những vướng mắc về mặt thể chế như quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho nhân dân; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công vì đầu tư công sẽ đóng góp 2% điểm tăng trưởng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu…

Cùng với đó, tiếp tục quan tâm các vấn đề, văn hoá, xã hội, nhất là xoá nhà tạm, nhà dột nát, phát triển nhà ở xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính địa phương là việc khó và quan trọng; phải thực hiện thì đất nước mới phát triển được; sắp xếp tổ chức bộ máy thì mới tăng cường hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng quản lý nhà nước, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phải cùng chung nhịp đập; yêu cầu các đại biểu đánh giá tình hình, nguyên nhân, nhất là bài học trong quản lý điều hành và hiến kế để đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển...

Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Đúng 6 giờ ngày 7.4 (tức mùng 10.3 âm lịch), tại Khu di tịch lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng, các đại biểu khởi hành lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các vua Hùng. Dự lễ dâng hương có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cùng đông đảo nhân dân du khách thập phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường

Năm 2025 đã đi qua quý đầu năm trong tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan đối ứng cao, trong đó có Việt Nam, căng thẳng thương mại leo thang, tác động đến tăng trưởng kinh tế, các nền kinh tế trên thế giới, có thể gây đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi

Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3.4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì Hội nghị
Chính trị

Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng AI trong công tác tuyên giáo và dân vận

Chiều 3.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề “Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tuyên giáo và dân vận”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.