Sáng nay, hàng nghìn thí sinh “đua tranh” vào hai trường chuyên THPT thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội
Báo Đại biểu Nhân dân
Sáng nay 4.6, hai trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (KHTN) và THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cùng tổ chức kỳ thi vào lớp 10 THPT.
Ngày thi khá thuận lợi khi thời tiết đã mát mẻ hơn sau cơn mưa tối qua. 6h sáng các sĩ tử và phụ huynh đã có mặt ở địa điểm thi để kiểm tra thông tin.
Các thí sinh làm bài thi tại 334-336 đường Nguyễn Trãi. Với đặc điểm giao thông phức tạp tại khu vực này, công tác phân luồng giao thông đã được nhà trường triển khai, hạn chế ùn tắc, tạo thuận lợi cho thí sinh vào phòng thi.
Trường THPT chuyên KHTN và THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn là hai trường duy nhất tuyển đầu vào với ba môn thi chung Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Năm nay trường THPT chuyên KHTN có hơn 2900 thí sinh dự thi vào các khối chuyên Toán, Tin học, Vậy lý, Hoá học, Sinh học và chất lượng cao. Trong đó tỷ lệ chọi vào lớp chuyên Tin học cao nhất 1/9, tiếp đến chuyên Toán 1/7; tỷ lệ chọi trung bình 1/6.
Đối với trường THPT chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn có gần 1600 thí sinh dự thi. Trong đó lớp chuyên Ngữ văn có số lượng thí sinh đăng ký dự thi cao nhất là 970 học sinh, tỷ lệ chọi là 1/14, trong khi năm 2022 là 1 chọi 9. Lớp chuyên Lịch sử và chuyên Địa lý có tỷ lệ chọi lần lượt 1/9 và 1/8. Năm ngoái tỷ lệ chọi của hai lớp chuyên Lịch sử và chuyên Địa lý là 1/5.
Thí sinh Nguyễn Phương Thanh Xuân) cho biết: Em dự thi duy nhất một trường chuyên KHXHNV, còn lại em sẽ thi trường của Sở. Em rất yêu thích môn Văn và muốn được học một cách chuyên sâu hơn với bộ môn này. Mẹ của thí sinh Phương chia sẻ thêm: Gia đình có mong muốn cho con được học gần nhà. Khi con tôi tìm hiểu biết được lớp chuyên Văn của trường này cháu đã quyết tâm thi vào đây. Gia đình hết sức ủng hộ.
Học sinh Khánh Vy (THCS Newton) cho biết: Em nộp nguyện vọng vào lớp chuyên Văn, dù tỷ lệ chọi cao nhưng em vẫn muốn thử sức. Tiếp xúc với các bài thi thử của trường em cảm thấy mình đủ sức để thi vào đây. Điều lo lắng nhất của em là làm sao xác định được vấn đề mà đề bài đặt ra để viết cho đúng.
Học sinh Nguyễn Khánh (Trường TH & THCS Victoria Thăng Long) chia sẻ: "Em đi thi tâm lý thoải mái, không kỳ vọng quá nhiều nhưng cũng phải làm hết sức mình. Mục tiêu hàng đầu của em là chuyên Ngoại ngữ. Tuy nhiên ngày hôm qua em làm bài không như ý, nên em nghĩ sẽ lựa chọn trường chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn nếu điểm số cho phép."
Em Nguyễn Hà Bình Trung lựa chọn thi vào trường THPT chuyên KHTN: “Em rất hồi hộp nhưng cũng háo hức đến kỳ thi hôm nay. Với mục tiêu, các môn chuyên dành được số điểm cao và các môn điều kiện em cố gắng đủ qua điểm xét.”
Chị Thu Mai (Hà Nội) cho biết: "Gia đình có truyền thống học toán và học chuyên, từ cấp 2 cháu đã có thôi thúc muốn được vào chuyên toán của trường KHTN. Cháu còn đăng ký thi thêm chuyên hoá như một thử thách đối với bản thân. Cũng như bao phụ huynh có con tham gia vào khối các trường THPT chuyên năm nay, tôi rất hồi hộp, lo lắng. Tuy nhiên, cũng ủng hộ và động viên con hết mình để củng cố sự tự tin cho con".
Phụ huynh Hữu Thế cho biết: "Đây là trường chuyên thứ 3 tôi đưa con đi thi. Trước đó, cháu thi chuyên Sư phạm và chuyên Ngoại ngữ. Sắp tới tôi sẽ cho con thi chuyên của Sở và lớp chuyên của trường THPT Chu Văn An. Nguyện vọng của con nhà tôi muốn thử sức ở nhiều trường chuyên để rèn luyện bản lĩnh phòng thi và tăng thêm cơ hội trúng tuyển."
Con đã vào khu vực thi nhưng phụ huynh này vẫn dõi ánh mắt theo con
Để minh bạch trong quá trình chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ học phí, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị lưu ý phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Trần Thiên Hương GPA 3.98/4.0, Hoàng Thị Minh Nguyệt GPA 3.72/4.0 là hai thủ khoa đầu ra xuất sắc của Đại học Ngoại thương. Hai nữ sinh xinh đẹp, tài năng, đại diện những gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ năng động, bản lĩnh và sáng tạo, bước ra từ FTU.
Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...
Năm học 2025-2026, công tác tuyển sinh đầu cấp, từ mầm non đến THPT tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành ngay trong tháng 6, sớm hơn 2 tháng so với trước đây.
Các trường hạn chế tối đa việc giải quyết hồ sơ xin phép viên chức, người lao động là giáo viên, nhân viên của đơn vị đi nước ngoài trong thời gian diễn ra các kỳ thi theo quy định, đặc biệt vào tháng 6.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Huỳnh Văn Chương, so với năm trước, số thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng từ 1,06 triệu lên trên 1,1 triệu.
Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết, tổng chỉ tiêu dự kiến ở cả hai cơ sở Hà Nội và TP HCM là khoảng 6.500. Trong đó, ngành AI tuyển khoảng 150 sinh viên, chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (thuộc ngành Quản trị kinh doanh) tuyển 100.
Sáng nay 3.4, Trường Đại học Thương mại tổ chức Lễ Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề chuyên sâu về “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số”.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.
Ngày 3.4, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế công bố quyết định công nhận PGS.TS.BS Phan Thị Thu Hương, nguyên Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế, giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đề xuất miễn học phí, cấp học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học theo học các ngành khoa học cơ bản; thu hút và tài trợ cho các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đến làm việc tại đại học này.
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh khối lớp 12 thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. BộGD-ĐT đã có những hướng dẫn về công tác tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên vừa thông tin về phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Theo đó, trường tuyển sinh 3.600 chỉ tiêu đại học chính quy, cho 25 ngành học.
Ngày 2.4, Hội đồng thi Kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có thông tin chính thức liên quan đến vụ việc thí sinh phản ánh cán bộ coi thi phát đề thi chậm, gây ảnh hưởng đến thời gian làm bài, xảy ra mới đây tại Cụm thi 50 (Trường Đại học An Giang).
Sử dụng dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc dữ liệu học bạ THPT làm gốc để xây dựng quy tắc quy đổi điểm xét tuyển đại học năm 2025, liệu có công bằng?