Ra mắt sách "Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong"

Sáng 21.9, Tạp chí Nhà đầu tư ra mắt sách "Kinh tế tuần hoàn & những mô hình tiên phong" và tọa đàm về những giải pháp tiếp theo nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại nước ta.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, Chủ biên cuốn sách cho biết, xu hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn ở nước ta ngày càng thể hiện rõ và đã xuất hiện những mô hình thực tiễn sinh động.

Tuy nhiên, để kinh tế tuần hoàn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hoàn thiện cơ chế - chính sách và có các giải pháp căn cốt hơn nữa để thúc đẩy phát triển và lan tỏa rộng rãi mô hình kinh tế này.

Ra mắt sách
Lễ ra mắt sách "Kinh tế tuần hoàn & những mô hình tiên phong". Ảnh: Vũ Quang 

Ông Tuấn cho biết, sách "Kinh tế tuần hoàn & những mô hình tiên phong" do Tạp chí Nhà đầu tư xuất bản là một sáng kiến tiếp và nỗ lực tiếp theo nhằm phổ biến kiến thức, khuyến nghị chính sách và tạo đồng thuận xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở nước ta.

Dách dày 540 trang khổ lớn, xuất bản song ngữ, tiếng Việt và tiếng Anh, đăng tải nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả là các nhà quản lý, các chuyên gia có uy tín, lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước, như: GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; PGS.TS Phạm Văn Lợi, Viện trưởng, Viện Khoa học Môi trường; Ths. Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; ông David David Riddle, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Tân Hiệp Phát…

Các bài viết phân tích sâu những vấn đề cơ bản về kinh tế tuần hoàn, xu hướng và đòi hỏi bức thiết phát triển kinh tế tuần hoàn; đồng thời chỉ ra thực trạng, cơ hội và thách thức; chia sẻ kinh nghiệm của các nước và mô hình của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, qua đó đề xuất các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở nước ta.

Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cùng nhiều đại biểu đánh giá đây là cuốn sách có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn, và là một tài liệu quý giá đối với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như với các cơ quan hoạch định chính sách.

GS.TSKH Nguyễn Mại nhận định, kinh tế tuần hoàn không phải vấn của riêng Việt Nam mà chung của thế giới. Tại Việt Nam, các tập đoàn kinh tế lớn đã có mô hình kinh tế tuần hoàn, nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên không có đủ nguồn lực chuyển sang kinh tế tuần hoàn. 

Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng
Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Ngay trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, HDBank mang đến niềm vui bất ngờ cho 16 khách hàng trên cả nước thông qua lễ quay số cuối kỳ chương trình “Rước lộc vàng 1 ký – Phú quý cả năm”; trong đó, một khách hàng may mắn nhất đã trở thành chủ nhân của giải đặc biệt 1 ký vàng SJC.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Bất động sản xanh là xu hướng tất yếu

Chiếm khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình), lĩnh vực bất động sản đang có những chuyển dịch tích cực nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia; thị trường bất động sản xanh, với các công trình trung hòa carbon và đạt chứng chỉ xanh, nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bền vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tài sản số, tín chỉ carbon có phải là tài sản bảo đảm?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon... ra đời; nhanh chóng có khung pháp lý cho các loại tài sản này, trong đó xác định rõ đây có phải là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng là vấn đề lớn đặt ra hiện nay.

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng
Kinh tế

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng

Ngày 26.4 vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024
Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.

Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức
Kinh tế

Đặt chính sách thuế trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức đầu tuần vừa qua, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng. Trong khi đó, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do vậy, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực
Kinh tế

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Sự kiện này thể hiện vai trò chủ lực của 2 doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trong việc đồng hành triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam.

Hàng ngàn hộp sữa bột giả mang nhãn hiệu Sure IQ bị cơ quan Công an thu giữ.
Thị trường

Sữa giả và khoảng trống

Một đường dây chuyên sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tất cả cho dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sắp tới, nhu cầu đi lại và du lịch của người dân dự báo sẽ tăng mạnh. Ngành vận tải và du lịch đã triển khai kế hoạch tăng cường chuyến bay, tàu hỏa, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bảo đảm một kỳ nghỉ lễ an toàn, tiện nghi, ấn tượng.

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Agribank cùng ngành Ngân hàng luôn đồng hành, sát cánh cùng kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và là đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng.