Quyết liệt ngăn chặn thực phẩm bẩn

Gần dịp Tết, lợi dụng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, nhiều đối tượng tìm cách tuồn vào thị trường tiêu thụ thực phẩm bẩn, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc để kiếm lời, bất chấp đạo đức, pháp luật. Để đẩy lùi vấn nạn này, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, thì cũng cần sự đồng hành, mạnh dạn lên tiếng của người tiêu dùng.

Phát hiện, xử lý nhiều vi phạm

Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho thấy, thời gian qua, lực lượng chức năng chuyên ngành đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ buôn bán thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc có giá trị lớn như vụ bắt giữ và tiêu hủy 1,6 tấn da trâu đã hư hỏng tại tỉnh Hưng Yên; 10 tấn thịt trâu không rõ nguồn gốc ở Lạng Sơn; 4 tấn thực phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Thái Nguyên; hàng trăm lít rượu không rõ nguồn gốc tại Hà Nội; gần 10 tấn chân gà, nội tạng động vật không bảo đảm chất lượng tại Bắc Giang… Điển hình vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ gần 3 tấn thịt vịt và trứng gà non đông lạnh không rõ nguồn gốc do ông Nguyễn Thắng Mạnh (thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP. Hải Phòng) thu mua từ Trung Quốc vận chuyển về nước tiêu thụ. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã lập hồ sơ vụ việc, ban hành quyết định xử phạt hành chính và buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm.

Thịt tẩm hóa chất độc hại. (Ảnh minh họa: ITN)
Thực phẩm không bảo đảm an toàn là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng dịp Tết. Nguồn: ITN

Mới đây nhất, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã phối hợp cùng Đội 4, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Hưng Yên) và Trạm thú y huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên) xử lý vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Toàn (xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) và thu giữ 515kg thịt lợn bốc mùi hôi thối. Toàn bộ số thịt này đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch, không đủ điều kiện bán ra thị trường. Đoàn kiểm tra đã lập hồ sơ vụ việc, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Toàn về hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy toàn bộ 515kg thịt lợn theo quy định.

Báo cáo của Sở Y tế TP. Hà Nội cho thấy, trong 10 tháng năm 2023, tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm là 82.426 cơ sở; trong đó, phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm; 6.578 cơ sở bị phạt với số tiền là hơn 14 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu như: khu vực chứa đựng, trưng bày hàng hóa không đầy đủ giá kệ; các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn chưa thực hiện gửi bản cam kết bảo đảm quy định về an toàn thực phẩm; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thực phẩm; vi phạm các điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm...

Đồng bộ giải pháp

Mặc dù được các cấp, các ngành chức năng quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc...

Ngày 21.10.2022, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; chỉ thị chỉ rõ: với tính chất và tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ Trung ương tới địa phương. 

Tại Hội nghị “Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn” mới đây, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) cho biết, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn tồn tại một số bất cập như mô hình quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ; tình trạng buôn lậu thực phẩm qua biên giới; quảng cáo thực phẩm sai sự thật; thực phẩm trong các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục chưa thực sự bảo đảm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân… “Để bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tập trung hoàn thiện chính sách pháp luật và tổ chức bộ máy; nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp về thu hồi, giám sát và xử lý đối với sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm không bảo đảm trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm...”, ông Thắng cho biết thêm.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, trong cuộc chiến chống lại tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì thái độ của người tiêu dùng đóng vai trò là giải pháp quan trọng không kém; nếu như tất cả mọi người cùng đồng lòng nói “không” với các loại thực phẩm kém chất lượng, lựa chọn các thực phẩm tại các cơ sở có uy tín, thực phẩm đã được kiểm định, có nguồn gốc rõ ràng thì sức khỏe của người dân sẽ được bảo đảm, an toàn hơn. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, về phía các cơ quan chức năng, thông qua hoạt động của mình cần phải tích cực tham mưu, đóng góp ý kiến chất lượng để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đưa ra các kiến nghị, các giải pháp thực tiễn để giải quyết vấn nạn trên.

Thượng úy Đỗ Danh Vượng, Công an phường Khương Mai (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) cho rằng, giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế có hiệu quả tình trạng thực phẩm bẩn, không an toàn thì ngoài trách nhiệm của cơ quan chức năng, rất cần sự đồng hành của người dân. Khi phát hiện các hành vi vi phạm, người dân cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời. Trong tiêu dùng, người dân không nên tiêu thụ, mua bán các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc và trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm để tự bảo vệ mình và gia đình.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Hoàng Văn Chiển (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, hiện nay nước ta đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này; trong đó phải kể đến: Luật An toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Bộ luật Hình sự, các nghị định, thông tư hướng dẫn các Luật này và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Nhiều quy định chưa rõ ràng, mức độ xử phạt còn quá nhẹ so với hậu quả lâu dài mà vấn nạn thực phẩm bẩn gây ra cho sức khỏe con người. “Để giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, cần có sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp, đó là: cơ chế - chính sách; kinh tế - xã hội; khoa học - công nghệ, cũng như hành động từ phía Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng", Luật sư Chiển nhấn mạnh.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.