Quy mô đào tạo giáo dục đại học nên tính cả thạc sĩ, tiến sĩ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 29.4, Trường Đại học Y Hà Nội kiến nghị quy định về quy mô đào tạo nên xác định bao gồm cả số lượng đào tạo trình độ sau đại học, nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.

Trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học thuộc hệ thống thực hành (Chuyên khoa II năm 1972, Bác sĩ nội trú và Chuyên khoa I năm 1974). Theo báo cáo, sau 50 năm, đến nay nhà trường đã triển khai đào tạo 51 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, 46 chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu/định hướng nghiên cứu, 49 chương trình đào tạo Chuyên khoa II, 33 chương trình đào tạo Chuyên khoa I và 39 chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú.

truong-dh-y-ha-noi.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Trường Đại học Y Hà Nội sáng 29.4

Đặc biệt, Trường Đại học Y Hà Nội đã và đang duy trì đào tạo sau đại học đối với các ngành rất hiếm, rất ít người học như: Ký sinh trùng và côn trùng, Y pháp, Y học hạt nhân, các ngành y học chức năng, y học hình thái để tạo nguồn nhân lực cho các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo khác trong khối ngành sức khỏe.

GS.TS. Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nhu cầu học sau đại học và quy mô đào tạo 5 năm gần đây của Trường Đại học Y Hà Nội đã tăng từ 5.000 học viên lên 6.424 học viên trong năm 2025, mức độ tăng trưởng >10%/ năm. Điều này đánh giá mức độ tin tưởng của người học, trong đó có các học viên quốc tế theo hiệp định hỗ trợ đào tạo giữa Chính phủ Việt Nam và các nước như Lào, Campuchia, Mông Cổ, Ukraine...

“Dù tăng trưởng về quy mô đào tạo nhưng chất lượng vẫn được nhà trường đặt trọng tâm và công nhận thương hiệu Trường Đại học Y Hà Nội thông qua sự lựa chọn, đánh giá của người học và công nhận của các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo”, GS.TS. Nguyễn Hữu Tú khẳng định.

truong-dh-y-ha-noi2.jpg
GS.TS. Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, báo cáo Đoàn giám sát

Để thực hiện Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, Trường Đại học Y Hà Nội đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, trong đó xem xét bổ sung nội dung quy định về quy mô đào tạo, nên xác định bao gồm cả số lượng đào tạo trình độ thạc sĩ (và tương đương) và tiến sĩ (và tương đương). Cho phép quy đổi số lượng người học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (và tương đương) sang số lượng đào tạo chính quy với hệ số 1 thạc sĩ (và tương đương)=1,5 chính quy, và 1 tiến sĩ (và tương đương) = 2 chính quy.

Đối với các nhóm ngành thuộc lĩnh vực đào tạo sức khỏe, Trường Đại học Y Hà Nội kiến nghị xem xét đào tạo y khoa là lĩnh vực đào tạo chuyên sâu đặc thù. Trong trường hợp thành lập đại học có quy mô nhỏ hơn 15.000 sinh viên thì phải bảo đảm ít nhất 15 ngành trình độ tiến sĩ và 20 ngành trình độ thạc sĩ hoặc có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ (hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp thành lập trường là đơn vị đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học ít hơn 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ đại học, thì có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trường Đại học Y Hà Nội cũng đề nghị xem xét những yếu tố đặc thù của lĩnh vực sức khỏe để có cơ chế tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài. Có cơ chế hỗ trợ phát triển mô hình trường - viện và các quy định công nhận liên thông kết quả học tập đã tích luỹ trong đào tạo và văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân (thạc sĩ, tiến sĩ) bên cạnh hệ thống văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe...

PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội phát biểu tại cuộc làm việc

PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội phát biểu tại cuộc làm việc

Trường Đại học Y Hà Nội là trường hàng đầu trong đào đạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho khối ngành sức khỏe. Trường đang triển khai tuyển sinh và đào tạo 16 chương trình đào tạo trình độ đại học. Trường đã hoàn thiện đổi mới 3 chương trình đào tạo dựa trên năng lực, tích hợp modul: Bác sĩ Y khoa, Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng; áp dụng nhiều phương thức giảng dạy tiên tiến, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động trong học tập, nâng cao chất lượng đào tạo.

Tính đến tháng 3.2025, Trường Đại học Y Hà Nội có 69 đơn vị thuộc, trực thuộc; trong đó có 7 đơn vị trực thuộc, có con dấu, tài khoản riêng, 5 Trung tâm, 6 Bộ môn Cơ bản, 13 Bộ môn cơ sở, 23 Bộ môn Lâm sàng và 3 Khoa. Về nhân lực, Trường Đại học Y Hà Nội có 2.954 viên chức, người lao động. Trong đó có 20 giáo sư, 146 phó giáo sư, 493 Tiến sĩ và tương đương; 945 thạc sĩ và tương đương; 911 đại học; 439 trình độ khác.

truong-dh-y-ha-noi4.jpg
Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đỗ Chí Nghĩa quan tâm đến việc cân bằng trong đào tạo, hướng nghiệp, để tránh bỏ trống một số ngành cơ bản

Đoàn giám sát ấn tượng với bề dày truyền thống và những đóng góp rất lớn của Trường Đại học Y Hà Nội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của nhà trường liên quan đến các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện vai trò, sứ mệnh của mình. Đoàn giám sát cũng ghi nhận nỗ lực của nhà trường trong đào tạo và duy trì chất lượng đào tạo trình độ sau đại học.

Nhấn mạnh, chuyên ngành đặc thù đòi hỏi việc đào tạo nhân lực cũng có đặc thù, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa, trưởng đoàn công tác cho biết, những kiến nghị, đề xuất của Trường Đại học Y Hà Nội sẽ được tổng hợp, nghiên cứu đưa vào báo cáo kết quả giám sát cũng như trong xem xét khi sửa đổi các luật liên quan, trước mắt là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Belarus
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hợp tác nghị viện là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Nhấn mạnh hợp tác nghị viện đã trở thành trụ cột quan trọng, góp phần làm sâu sắc quan hệ Việt Nam - Belarus, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Chủ tịch Hạ viện Belarus thống nhất cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục thúc đẩy các cuộc gặp gỡ trực tiếp và trực tuyến cấp cao, giữa các nhóm nghị sĩ, xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghị viện, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam sẵn sàng hợp tác, thúc đẩy sáng kiến kết nối kinh tế, văn hóa, giáo dục với Campuchia

"Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Thượng viện và Quốc hội Campuchia để thúc đẩy các sáng kiến kết nối kinh tế, văn hóa, giáo dục, cũng như tăng cường phối hợp tại các diễn đàn nghị viện đa phương", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen chiều nay. 

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Chiều 29.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Belarus
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Belarus

Chiều 29.4, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Ipatau Vadzim nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Belarus sang Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia
Thời sự Quốc hội

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia

Chiều 29.4, tại Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia sang Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia

Chiều 29.4, tại Hội trường Thống nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia sang Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). 

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong APF Nguyễn Thúy Anh dự Hội nghị Chủ tịch các Phân ban thành viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong APF
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong APF Nguyễn Thúy Anh dự Hội nghị Chủ tịch các Phân ban thành viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong APF

Sáng 29.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) Nguyễn Thúy Anh đã tham dự Hội nghị trực tuyến Ủy ban Giáo dục, Truyền thông, Văn hóa và Hội nghị Chủ tịch các Phân ban thành viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong APF.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Sáng 29.4, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì Phiên họp.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Sáng 29.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 12, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì Phiên họp.

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
Thời sự Quốc hội

Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

Ngày 25.4, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành” tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn” dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan - Trưởng đoàn giám sát.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Chiều 28.4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 12, thẩm tra dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc ĐỊnh điều hành
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ giữa Trung ương với địa phương, chính quyền cấp tỉnh với cấp xã

Cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương lần này nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới về chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục phân định nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng

Cần tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan tố tụng, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn hiện nay, làm rõ căn cứ để tạm đình chỉ vụ án do thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng. Quy định này cần linh hoạt nhưng không được lạm dụng để bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự tại phiên họp chiều nay. 

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Vĩnh Long

Ngày 28.4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Vĩnh Long (30.4.1975 - 30.4.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở
Thời sự Quốc hội

Làm rõ các quy định liên quan đến trách nhiệm của công đoàn cơ sở

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, chiều nay, 28.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đồng thời đề nghị hai bên tăng cường hợp tác trong 4 lĩnh vực ưu tiên là kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương.