Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết chủ trì hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh, sau 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW và 10 năm thực hiện Kết luận số 25-KL/TW, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, GRDP của Quảng Ngãi đạt 52.925 tỷ đồng (năm 2021); GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 3.360 USD; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2021 đạt 10,92%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ngày càng cao.

Đặc biệt, Quảng Ngãi đã chú trọng về liên kết phát triển cơ sở hạ tầng giao thông như: Hoàn thành mở rộng Quốc lộ 1; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh đang tiếp tục được đầu tư để kết nối hệ thống đường ven biển của các địa phương trong vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển và khai thác du lịch.
Tuy nhiên, kinh tế Quảng Ngãi phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; tăng trưởng và thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất; nông nghiệp chưa phát triển bền vững; một số chỉ tiêu dịch vụ chưa đạt; hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạ chế; quản lý, sử dụng đất đai và khai thác khoáng sản còn nhiều thiếu sót…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39 Trần Tuấn Anh ghi nhận và đánh giá cao Báo cáo tổng kết của Quảng Ngãi đã bám sát các nội dung của Nghị quyết 39-NQ/TW, nhất là các kết quả đạt được của Quảng Ngãi sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, cho rằng, những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi là rất toàn diện, thể hiện được sự thành công từ lựa chọn đột phá trong hướng đi của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng nhất trí về những hạn chế mà báo cáo của Quảng Ngãi đã thẳng thắn chỉ ra.
Những hạn chế kể trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, đó là: nhân lực trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Năng lực quản lý, điều hành của một số cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở còn hạn chế; việc tổ chức thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của cấp trên chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới để phát huy tiềm năng, lợi thế của ngành, địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Tại hội nghị, các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương đều thống nhất cho rằng, các thể chế, cơ chế liên kết, phát triển vùng giữa các tỉnh còn bất cập như: Cơ chế điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn tồn tại những hạn chế về chức năng, nhiệm vụ; chưa đủ mạnh để tạo thẩm quyền cho bộ máy vùng hiện tại thực hiện việc điều phối vùng.

Đặc biệt, một số ý kiến cũng cho rằng, muốn đẩy mạnh liên kết vùng thì điểm đầu tiên là phải có quy hoạch vùng, từ đó tập trung nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và các ngành kinh tế, đồng thời đi kèm là có thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển kinh tế vùng gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ, giải quyết được nhiều điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây là điểm yếu không chỉ của tiểu vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung mà còn là thực trạng chung của các vùng kinh tế - xã hội trên cả nước.
Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi cần sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, là công cụ quản lý và cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý phát triển tỉnh

Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng lấy kinh tế biển làm trọng tâm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân và bảo đảm an ninh, chủ quyền biển đảo gắn với bảo tồn đa dạng sinh học biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong khai thác, sử dụng không gian biển. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác thế mạnh như: Kinh tế biển; Công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp sạch, dịch vụ logistics, công nghiệp năng lượng; Du lịch biển, đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái. Đầu tư, phát triển Khu Kinh tế Dung Quất trở thành một trong những trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ; mở rộng, đẩy nhanh tốc độ phát triển Khu Công nghiệp, Đô thị
Nâng cao nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; cải cách hành chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; khai thác hiệu quả hơn “dư địa” về cải cách môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển, nhất là phát triển trở thành trung tâm du lịch của khu vực Nam Trung Bộ và quốc gia.