Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phường Yên Phụ đứng “top đầu” vi phạm trật tự xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ sông Hồng

Tìm hiểu của Báo Đại biểu Nhân dân cho thấy, các vi phạm xây dựng trên đất bãi sông Hồng và hành lang thoát lũ thuộc quản lý của UBND phường Yên Phụ đã diễn ra từ nhiều năm xuyên suốt qua nhiều đời lãnh đạo của UBND phường này.

Theo báo cáo mới đây nhất của UBND quận Tây Hồ về Ban đô thị HĐND TP. Hà Nội về công tác quản lý trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp, xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ, một số đơn vị trên địa bàn quận có tình trạng vi phạm trật tự xây dựng.

Nổi cộm nhất đó là địa bàn thuộc UBND phường Yên Phụ quản lý. Tại địa bàn phường Yên Phụ có 5 công trình sai phép; 21 công trình vi phạm xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ. Thống kê từ báo cáo cho thấy số công trình vi phạm xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ đứng cao nhất trong các phường tại quận Tây Hồ.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Phường Yên Phụ đứng “top đầu” vi phạm trật tự xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ sông Hồng -0

Sở dĩ như vậy vì địa bàn phường Yên Phụ quản lý có diện tích lớn là đất bãi sông Hồng. Những năm qua, do tình trạng buông lỏng quản lý địa bàn và sự cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng của một số người dân đã dẫn đến hệ quả xuất hiện hàng loạt khu nhà dân xây dựng không phép hiện hữu tại địa bàn phường Yên Phụ.

Đáng chú ý, những ngôi nhà không phép tại phường yên Phụ không chỉ xây dựng trên diện tích nhỏ, trái lại nhiều căn nhà xây dựng hàng trăm mét vuông theo lối “biệt thự sân vườn”.

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phường Yên Phụ đứng “top đầu” vi phạm trật tự xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ sông Hồng -0

Một trường hợp điển hình vi phạm là Đ.V.D tại khu đất 5.032m2 ngách 76.54 phố An Dương thuộc phường Yên Phụ đã chiếm đất bãi sông. UBND quận Tây Hồ đã phải ra quyết định xử phạt đồng thời ra quyết định yêu cầu tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm. Hay như trường hợp N.T.X tại khu đất 5.032m2 ngách 76/54 phố An Dương cũng vi phạm tương tự.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Phường Yên Phụ đứng “top đầu” vi phạm trật tự xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ sông Hồng -0

Tìm hiểu của Báo Đại biểu Nhân dân cho thấy, các vi phạm xây dựng trên đất bãi sông Hồng và hành lang thoát lũ thuộc quản lý của UBND phường Yên Phụ đã diễn ra từ nhiều năm xuyên suốt qua nhiều đời lãnh đạo của UBND phường này.

Trong đó, thời điểm ông Hoàng Xuân Sáng làm Chủ tịch Phường Yên Phụ đã từng nhiều lần bị TP. Hà Nội yêu cầu kiểm điểm vì để xảy ra các vi phạm trật tự về xây dựng. Thậm chí ông Sáng còn bị người dân tố cáo đích danh liên quan đến công trình vi phạm trật tự xây dựng trên phố Yên Phụ.

Cho đến tháng 10 năm 2022, ông Hoàng Xuân Sáng được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Tây Hồông Nguyễn Hưng Quốc, Trưởng Ban quản lý Chợ quận Tây Hồ giữ chức vụ Chủ tịch UBND phường Yên Phụ thay ông Sáng. 

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Phường Yên Phụ đứng “top đầu” vi phạm trật tự xây dựng trên đê, hành lang thoát lũ sông Hồng -0

Thời gian làm Chủ tịch UBND phường Yên Phụ, ông Nguyễn Hưng Quốc từng cho biết phường Yên Phụ đã đăng ký nhiệm vụ xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng diễn ra trong thời kỳ của ông Sáng làm Chủ tịch và cả những thời kỳ trước.

Tuy nhiên, đến hiện tại chưa biết các nhiệm vụ mà phường Yên Phụ đã đăng ký đã được xử lý triệt để hay chưa nhưng chỉ sau hơn 1 năm về làm Chủ tịch UBND phường Yên Phụ, ông Nguyễn Hưng Quốc đã được điều động sang làm Phó trưởng Ban Thường trực Ban Quản lý Hồ Tây. Ban Quản lý Hồ Tây cũng vừa gây chú ý đợt đầu năm 2024 khi quận Tây Hồ đề xuất Hà Nội cấp 4.200 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chỉnh trang đô thị khu vực Hồ Tây.

Tiếp nối sau ông Nguyễn Hưng Quốc, mới đây nhất ông Lê Hoài Nam đã được điều động giữ chức vụ Chủ tịch UBND phường Yên Phụ, người trực tiếp quản lý mảng trật tự xây dựng là bà Nguyễn Hồng Diệp với chức vụ Phó Chủ tịch UBND phường Yên Phụ.

Theo tìm hiểu, ông Lê Hoài Nam trước khi về phường Yên Phụ từng có thời gian làm Chủ tịch UBND phường Quảng An. Trong thời gian ông Nam làm việc tại đây, phường Quảng An cũng nhiều lần bị phản ánh về các công trình vi phạm trật tự xây dựng tại khu vực hồ Đầm Trị và vi phạm Quy hoạch phân khu đô thị Hồ Tây (A6).

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…