Quân khu 7 gặp mặt Đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn

Sáng 2.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức gặp mặt Đại biểu chức sắc tôn giáo đầu xuân Quý Mão 2023. 

Quân khu 7 gặp mặt Đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn -0
Lãnh đạo Quân khu 7 với các Đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn

Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 Trung tướng Trần Hoài Trung chủ trì buổi gặp mặt.

Cùng dự có lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ; Cơ quan Thường trực Ban Dân vận Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh; Cục Dân vận Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam … cùng đại diện chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn Quân khu 7.

Địa bàn Quân khu 7 hiện có 15 tôn giáo đang hoạt động với hơn 10 triệu tín đồ, chiếm 44,9% dân số. 

Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác tôn giáo; Nghị quyết của Đảng ủy Quân khu về “Tăng cường đổi mới công tác dân vận của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu trong tình hình mới” gắn với Chủ trương “Tăng cường gắn kết thân thiện, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc, tôn giáo”.

Năm 2023, toàn Quân khu có trên 3.900 thanh niên là tín đồ các tôn giáo nhập ngũ, chiếm tỷ lệ trên 24%; hàng năm, Quân khu kết nạp Đảng cho 20 đồng chí là quân nhân có đạo; hiện nay, trong LLVT Quân khu có 221 Đảng viên là người có đạo đang công tác

Vào những ngày lễ quan trọng của các tôn giáo và Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Quân khu, các cơ quan, đơn vị phối hợp ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức hàng trăm Đoàn công tác đến thăm, chúc mừng các cơ sở tôn giáo; thông qua đó tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa LLVT với các tôn giáo, giữa các tôn giáo với cấp ủy, chính quyền, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Quân khu 7 gặp mặt Đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn -0
Các đại biểu tham dự buổi gặp mặt 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chính ủy Quân khu 7, Trung tướng Trần Hoài Trung thông tin một số kết quả nổi bật của LLVT Quân khu: Năm 2022, trong điều kiện địa bàn Quân khu vừa thoát ra khỏi đại dịch Covid-19, LLVT Quân khu đã đoàn kết phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, nhiều nhiệm vụ hoàn thành tốt hơn năm 2021, một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Chính ủy Quân khu nhấn mạnh, trong các cuộc kháng chiến, đồng bào có đạo trên địa bàn đã sát cánh cùng Nhân dân cả nước đóng góp to lớn sức người, sức của cho cách mạng.

Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàng triệu lượt thanh niên có đạo tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu rất kiên cường, hy sinh anh dũng, nhiều người trở thành Anh hùng LLVT Nhân dân, trở thành niềm tự hào của Quân đội, đồng bào tôn giáo và là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

Chính ủy Quân khu khẳng định: Kết quả đạt được của LLVT Quân khu trong năm 2022 có vai trò và những đóng góp to lớn của các vị chức sắc, chức việc tôn giáo; nhờ uy tín và tấm gương của quý vị mà bà con tin tưởng, đồng thuận với chính quyền, chấp hành tốt hiến pháp, pháp luật, tích cực xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu mong muốn quý vị chức sắc, chức việc các tôn giáo tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, đoàn kết quân dân; tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường… sống “tốt đời, đẹp đạo”...

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...