Phượng hoàng đất (Phần 1)<br><i>Truyện ngắn của</i> Vũ Văn Song Toàn

>> Phượng hoàng đất (Phần cuối)

I.

Một tiếng kêu lảnh lót tận mãi trên cao. Bà đưa mắt nhìn ra khoảng không trên bãi sông Vi. Tiếng như còi xe, nhưng bà Gạo biết không phải tiếng xe hơi của khách qua đường. Đó là tiếng chim giẻ cùi.

Chiều đã nghiêng, nắng chiếu những đợt cuối cùng rực lên trên ngọn cây núc nác. Từ trong những đám mây vân cẩu, từng đàn từng đàn chim phượng hoàng vụt hiện ra. Chấp chới xám xanh đỏ đỏ tương phản với bầu trời màu tím chiều tàn. Lũ chim huyên náo tìm chỗ đậu ở những tàng thấp. Cảnh tượng hiện ra trong mắt bà lão như từ nơi huyền ảo thiên đường.

Bà Gạo dọn hàng nước dưới gốc cây chay già cổ thụ. Gốc chay xù xì dày đặc những vết sẹo do dao sắc cắt. Vết sẹo bao nhiêu tuổi rồi bà không biết, có lẽ nhiều hơn tuổi của mấy đời người. Nhưng giờ ít khi có vết cắt mới, ngoài bà Gạo, ở làng này chả mấy ai lấy vỏ.

Bà vẫn phe phẩy chiếc quạt nan. Trên bàn dăm ba phong kẹo lạc đựng trong hộp thủy tinh, một nải chuối tiêu chín vàng trứng quốc treo trên sợi dây. Một giành ấm bằng mây bóng lên vì tay người chà xát lâu năm.

Minh họa của Vũ Huyên
  Minh họa của Vũ Huyên
Tóc bà lão trắng phau làm nổi bật lên những chấm đồi mồi nâu đen trên gương mặt vuông và trên cổ có nhiều nếp gấp. Những vệt nhằng nhịt che giấu biểu cảm của bà Gạo, giấu đi một biểu diện vô vi.

Từ độ không còn đò ngang qua sông, quán bà Gạo vắng hẳn. Khách quen là đám đàn ông đi bẫy chim phía bờ sông, hay dăm người đàn bà hái trái dâu tằm chín dưới bãi. Thi thoảng có một vài người bị hư xe đột xuất hay dăm ba người nán lại hỏi thăm đường.

Đã lâu lắm rồi bà mới dọn hàng lại. Bà vừa ốm một trận thập tử nhất sinh. Dưới gốc cây chay giờ đã sâm sẩm tối. Chưa kịp định hồn tiếng kêu thất thanh trên cao, đã thấy dưới đất một con chim chào mào non đỏ hỏn đầy máu. Cả một chiếc đuôi rắn ngoe nguẩy. Bà Gạo biết lũ chim giẻ cùi đang đậu trên cây chay. Miệng bà lẩm bẩm nghe như mô Phật hay hư âm gì đó, phong thanh như tự nhủ mình.

Mỗi ngày khi phía đằng đông vừa ưng ửng, khi tiếng chim giẻ cùi chao chác phía bờ sông, bà dậy sớm dọn hàng. Đầu tiên bà để đĩa trầu và cốc nước trước mặt con chó đá chôn ngầm bán thân ở dưới gốc cây chay. Bà lật đật thắp một thẻ hương và lầm rầm khấn. Có ai hỏi bà đó là thần gì, bà nói là thần Cẩu Thạch. Cẩu Thạch trong câu chuyện cổ tích anh học trò được con chó đá vẫy đuôi mừng báo trước sẽ đỗ đạt. Những câu chuyện bà kể, những người khách vãng lai có thể không hiểu gì, có thể họ có hiểu nhưng rồi quên, nhưng ai cũng nhớ, có một bà quán hay chuyện ở bến đò sông Vi.

II.

Con phượng hoàng đất
Mày hay ăn cứt
Chả có ai nuôi
Là chim giẻ cùi

III.

Thời vua Lê - chúa Trịnh. Chúa Trịnh cậy công cứu giá, nên sinh ra nạn kiêu binh. Ở kinh kỳ, đám người nhà chúa cậy oai chủ nên càng lộng hành. Nếu ra phố thấy nhà ai có cái gì hợp nhãn, cứ lấy giấy viết hai chữ Phượng Thủ dán lên, hôm sau có người đến lấy mang đi mất. Dân tình bất bình nhưng chẳng dám kiện quan. Thế nên nhà nào có gì hay, như đôi cây thạch lựu hoa đỏ trồng bên hồ nước trước nhà thì tự phá đi, mất của chả là gì, có của có khi lại gặp lôi thôi. Con gái nhà lương dân có bị hiếp cũng nín đi chịu nhục.

Bữa nọ, có một tên mắt lươn tai chuột, mặc áo gấm vênh vang cùng với đám gia nhân qua phường thợ nhuộm. Qua một nhà tranh vách đất, nhà họ Hoàng, làm nghề nhuộm củ nâu, thấy trong lồng nan có nhốt một con chim lạ. Con chim lông xanh mình xám mỏ đỏ, đuôi dài lả lướt. Người nhà chúa xấc xược hỏi chủ nhà:

- Nhà mày nuôi con gì?

- Bẩm ông, con phượng hoàng đất.

Người nhà chúa đanh mặt lại, giọng như rắn rít, dọa dẫm:

- Vua là long, chúa là phụng. Nhà mày nuôi con giẻ cùi mà dám nói là phượng hoàng. Định xách mé nhà chúa à. Dám cả gan phạm tội khi quân.

Rồi hắn cho người lấy giấy ghi hai chữ Phụng Thủ dán lên lồng chim.

Nửa đêm hôm đó cả nhà họ Hoàng dắt díu nhau đi mất. Ở lại có khi mất mạng.

Hai vợ chồng và đứa con trai lên bảy nhà họ Hoàng gồng gồng gánh gánh, theo đường cái quan đi về phía Nam, về nơi theo như sấm Trạng Trình, “hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Họ đi từ ngày này đến ngày khác, cuối cùng đến một bãi đất hoang ven sông Vi nhiều phù sa thì định cư. Gia tài mang theo được hai gói hạt. Đây là quà của người hàng xóm tốt bụng làm nghề buôn bán tằm tơ. Mỗi gói ghi một chữ: Mộc và Trùng. Gói ghi chữ Mộc là hạt giống cây tang, còn chữ Trùng là trứng tằm. Trứng tằm và hạt dâu rất giống nhau, dễ bề lẫn lộn, có người đã gieo trứng tằm xuống đất và ấp hạt dâu. Nhà họ Hoàng nửa chữ cắn đôi cũng chả biết, nhưng lúc cấp thiết, chỉ nghe hàng xóm nói qua, thế mà nhớ được.

Nhờ gặp vùng đất màu mỡ, lại chí thú làm ăn, chả mấy mà nhà họ Hoàng đã nổi danh cả vùng về nghề nuôi tằm dệt lụa, nhuộm vải. Nhà họ Hoàng lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm, cho đến khi nhắm mắt, trối con cháu từ rày lo học chữ thánh hiền, thi cử đỗ đạt công thành danh toại, không sợ kẻ khác ức hiếp, cứu mình cứu người.

IV.

Nhà họ Hoàng đổi thành họ Huỳnh do phạm húy tiên nhân nhà Nguyễn là Nguyễn Hoàng. Huỳnh Thạnh là con cháu họ Hoàng không biết là đời thứ mấy. Cứ theo lời trối của ông cha mà theo nghiệp đèn sách lều chõng. Nhưng họ Huỳnh chưa bẻ được cành quế trên cung trăng mà xuất ra làm quan như mong muốn của tổ tiên. Huỳnh Thạnh thi đỗ tú tài đến hai lần, vẫn gọi là Kép Thạnh. Nhà Kép Thạnh nổi danh là bậc cự phú. Nhà ngói năm gian, ruộng vườn mấy chục mẫu, người làm kẻ ở không kể xiết. Tuy là bậc hào phú nhưng nhà Huỳnh Thạnh không phải là kẻ cường hào ác bá, đối với người ăn kẻ ở cũng có nghĩa có tình. Đến lúc đói kém thì mở kho phát chẩn cứu nạn cứu khổ cho chúng sinh. Người nhà chùa đến quyên tiền, nhà Huỳnh Thạnh cũng không tiếc của mà phát tâm cúng dường. Nhà Huỳnh Thạnh lại truyền nghề nuôi tằm dệt lụa cho cả vùng. Dân vùng ấy làm ăn thịnh vượng. Cái giống tằm mà tổ tiên truyền cho rất hợp với vùng đất nhiều mưa ít nắng, có khi bị ngản cũng không bị chết như ngả rạ như giống tằm bản địa. Nhờ vậy mà lụa của làng Vân nổi tiếng cả vùng, được cả nội cung ưa chuộng.

Huỳnh Thạnh lấy vợ đã ba năm mà chưa có con. Cả ba bà vợ óng ả, thắt đáy lưng ong, tướng tinh ích mẫu vượng phu mà chẳng sinh cho Thạnh một đứa con nối dõi tông đường. Vợ cả Huỳnh Thạnh lo thang thuốc bổ âm bổ dương, nào sâm nhung quy thục, nào tắc kè bìm bịp. Hai lần mang thai đều đẻ ra một bọc, bên ngoài các sợi đan như cái kén tằm, bên trong là đứa bé trai nhưng chưa sống được một canh giờ thì chết. Huỳnh Thạnh buồn vì đường công danh chưa trọn, nhưng tận sâu thẳm tâm hồn của người nho gia, việc chưa có con nối dõi làm Thạnh đêm đêm sầu thảm bên đèn chong, bởi không có kế tử nối nghiệp là tội bất hiếu. Vợ cả của Huỳnh Thạnh lo đi cầu cúng khắp nơi, mãi mấy năm mà cũng chẳng có kết quả gì. Nhân một lần nghe chùa Bát Nhã cách nhà độ năm chục dặm là một nơi thiêng, các nhà quyền quý đến cầu tự. Vợ Huỳnh Thạnh chuẩn bị ba nén vàng và mấy vuông lụa đến để gặp sư trụ trì.

Sư trụ trì xem qua chỗ vàng và mấy vuông lụa, liền nói với vợ Huỳnh Thạnh:

- Nghiệp báo nặng lắm, nghiệp này báo từ triệu triệu kiếp chúng sinh. Chúng sinh mỗi ngày bị giết oan ức, hợp lại mà oán thán, nay đủ lực báo nghiệp nhà ngươi.

Vợ Huỳnh Thạnh nhớ lại hai lần sanh. Hai bọc thai quả nhiên như hai cái kén tằm. Nhớ công việc mỗi ngày đều cho kén tằm vào nước sôi để xa sợi. Vợ Huỳnh Thạnh giật mình. Thành ra mấy đời nay làm việc sát sinh, con tằm cũng là chúng sinh, tính hiếu sinh chẳng khác gì con người. Hàng triệu hàng ức kiếp tằm bị giết hại, đến nay chúng hợp lực lại báo oán.

Huỳnh Thạnh nghe vợ thuật lại chuyện cả kinh, liền lấy mười mấy mẫu dâu bên hai bờ sông Vi đều chia cho dân làng. Nhà không làm nghề ươm tơ dệt lụa nữa. Chỉ giữ lại một xưởng nhuộm. Sau nữa lập đàn cầu siêu, nhờ sư trụ trì chùa Bát Nhã cùng mấy chục vị tăng ni cúng cầu an. Năm sau nữa, vợ cả Huỳnh Thạnh mang bầu, chín tháng mười ngày đẻ ra một bọc đỏ hỏn. Bà đỡ rạch bọc ra thì có một đứa bé trai khóc oa oa. Ai cũng khen đứa nhỏ hảo tướng, mới sinh mà ngũ quan rõ ràng, lại có bọc điều, số ấy là quý nhân.

Huỳnh Thạnh bèn đặt con là Huỳnh Vượng.

V.

Huỳnh Vượng lớn lên khôi ngô mẫn tiệp. Vượng học một biết mười. Lên chín đã thuộc lầu lầu tứ thư ngũ kinh. Đêm đêm, Huỳnh Thạnh hay đố con các tích trong cổ thư, Huỳnh Vượng tích gì cũng biết. Nhà họ Huỳnh từ nay có thể hy vọng vào Huỳnh Vượng. Rồi đây công danh đỗ đạt, làm rạng rỡ nhà họ Huỳnh, Huỳnh Thạnh có đi gặp tổ tiên cũng không phải hổ thẹn.

Khi lên mười thì cả cha mẹ đều mất sớm. Chết cha còn chú, chết mẹ bú dì. Chú Huỳnh Vượng hết lòng nuôi cháu, mong ngày nở mày nở mặt mới thế gian. Năm Huỳnh Vượng đủ mười sáu thì thành gia thất với Thị Mai.

Thị Mai cũng vốn con nhà nho gia, công dung ngôn hạnh đủ nết. Thị Mai mặt mày phúc hậu, có nốt ruồi đỏ như son giữa trán.

Theo nghiệp đèn sách, chả phải bắt đom đóm mà học, buộc tóc lên trần nhà mà học, nhưng cũng thức khuya dậy sớm đêm ngày nấu sử sôi kinh. Thị Mai ngoài lo việc phát canh thu tô mấy chục mẫu ruộng, trong cắt cử người chăm chú xưởng nhuộm.

Huỳnh Vượng nổi danh cả vùng là học rộng tài cao. Nhưng thi đến ba bốn lần chỉ đậu đến tú tài, đã đỗ cả ba lần rồi nên gọi là Mền Vượng. Ông chú của Huỳnh Vượng cũng đã đậu tú tài kép. Chả biết do duyên do nghiệp, hay mồ mả tổ tiên thế nào, mà nhà họ Huỳnh mãi chẳng đạt được đến danh vị cử nhân. Đúng là học tài thi phận.

Bao nhiêu hy vọng, chú Huỳnh Vượng đều đặt ở cháu cả. Nhưng đến lần thứ ba cũng chỉ đỗ đến tú tài thì ông chú chỉ còn biết kêu trời.

(Số sau đăng hết)

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.