Góc nhìn văn hóa

Phú quý sinh lễ nghĩa

Việt Nam ta có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Hiểu nôm na là khi con người ta trở nên giàu có thì thích bày vẽ mọi thứ cho thịnh soạn, chu đáo, có ý “hơn người”, cốt cho người khác nể mình. Có điều kiện tài chính thì điều đó cũng là quyền của con người, không thể phê phán. Nhưng đáng nói là nhiều khi, sở thích đó lại đi kèm những biểu hiện kém văn hóa, thậm chí phản cảm.

Tổ chức sinh nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, “đám cưới vàng”, đầy tháng cho con, cháu, tân gia, cưới xin, ma chay, thăm viếng người khác… Đó là những dịp người ta thể hiện được mọi “lễ nghĩa”. Một phụ nữ nhân sinh nhật 70 tuổi, các con xúm vào tổ chức mừng thọ cho mẹ. Thiệp mời đẹp như mời cưới được gửi đến rất nhiều đối tượng. Tất nhiên có chọn lọc chứ không phải ai quen biết cũng mời. Đối tượng hướng tới tất nhiên là những người danh giá, giàu có. Tiệc mừng được tổ chức ở một khách sạn lớn. Số mâm cỗ lên tới gần… 100. Nếu không có tấm biển treo ngoài cửa phòng ăn “Tiệc mừng sinh nhật bà…”, chắc chắn ai cũng nghĩ đó là một đám cưới. 

Một cặp vợ chồng đã ngoài 70 tuổi ở một thành phố cách Hà Nội gần 200km, có các con ăn nên làm ra, tổ chức “đám cưới vàng” sau 50 chung sống. Ngoài khách cùng thành phố, còn mời khách ở Thủ đô, phải thuê hẳn chiếc xe 30 chỗ đón về. Tất nhiên cuộc này cũng diễn ra ở một nhà hàng lớn, chứ không thể ở nhà. Con cháu còn in tờ kể lại quá trình công tác cùng mọi thành tích và các huân, huy chương cha, mẹ mình có. Đương nhiên là in trên giấy trắng loáng, màu sắc đẹp. Chủ nhà phát cho khách đến dự như nhân viên tiếp thị phát tờ rơi. Trong bữa tiệc mừng, đương sự còn mời một tốp ca sĩ, nhạc công đến phục vụ văn nghệ. Chương trình này diễn ra cả tiếng đồng hồ, cho đến khi vãn khách. Họ thỏa sức đàn, hát những bài gọi là “nhạc trẻ”, rồi thì gầm rú, nhảy nhót loạn xạ, có lúc lại nỉ non sướt mướt với những bài “não tình”. Lúc đầu dàn loa mở hết công suất khiến nhiều khách đinh tai, nhức óc, yêu cầu vặn bớt “volum”, nhưng cũng chỉ có thể nhỏ hơn một chút. Nhiều người tuổi cao đành bỏ ra khỏi bàn tiệc giữa chừng dẫu biết như vậy là không chu đáo với chủ nhân.

Còn vô số biểu hiện của “phú quý sinh lễ nghĩa” đang diễn ra ngày càng phổ biến. Ngày trước, thậm chí ngay cả thời phong kiến, người Việt Nam cũng đã có thói này, nhưng không trầm trọng như bây giờ. Cũng bởi nay đời sống người dân được nâng cao. Số người giàu lên mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Sẽ không có gì đáng nói nếu mức độ “lễ nghĩa” có thể chấp nhận được, không trở nên lố, kệch cỡm như nhiều trường hợp vừa kể trên. Cũng đáng nói thêm là cái chướng của những cuộc tổ chức quá giới hạn không thể chấp nhận còn đáng phê phán ở khía cạnh: Không phải cuộc tổ chức nào cũng xuất phát từ sự trân trọng cha mẹ hay vì đối tượng chính trong cuộc là nguyên cớ để tổ chức, mà là sự trục lợi. Nhiều khi người ta đã lợi dụng cái gọi là “lễ nghĩa” để thực hiện một việc như là kinh doanh. Rõ là một biểu hiện kém văn hóa, rất cần phê phán, bài trừ.

Văn hóa

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.