Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Sáng nay, 11.4, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI, năm 2024; Chương trình “Một trái tim, một thế giới” lần thứ 19 với sự tham dự của 368 đại biểu người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ là những điển hình tiên tiến từ khắp mọi miền Tổ quốc.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Cùng dự có: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Chủ tịch và Chủ tịch danh dự Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Mỹ; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam qua các thời kỳ; đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tổ chức xã hội…

Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng hơn 20% dân số cần sự trợ giúp xã hội, trong đó khoảng trên 12 triệu người cao tuổi, gần 7 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm.

Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn dành cho người yếu thế, trong đó có người khuyết tật, trẻ mồ côi sự quan tâm, trợ giúp kịp thời. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật được ban hành, như Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật, Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi, Luật Trẻ em, Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật.

Chính phủ và các địa phương đã triển khai nhiều đề án và các chương trình mục tiêu, mỗi năm dành hàng chục nghìn tỷ đồng cho bảo đảm an sinh xã hội, như: Đề án trợ giúp người khuyết tật, Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, Chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em… cùng nhiều chính sách khác đã góp phần trợ giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng với 3,3 triệu người, trong đó có 1,4 triệu người cao tuổi, 1,6 triệu người khuyết tật. 21 nghìn trẻ em đang hưởng chế độ đối với trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 146 nghìn trẻ em hưởng chế độ đối với trẻ em dưới 3 tuổi…

Đến năm 2023, đã có 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hơn 90% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời; hơn 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.

Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người yếu thế còn huy động được sự tham gia một cách sâu rộng, sôi nổi, trách nhiệm cao của nhiều tổ chức xã hội và đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, đã chăm lo đời sống của người khuyết tật, trẻ mồ côi, tạo cơ hội bình đẳng, đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp, động viên họ tự tin phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm cho biết, nhằm ghi nhận, biểu dương người khuyết tật nỗ lực vượt lên số phận đạt thành tích trên nhiều lĩnh vực, khích lệ trẻ mồ côi tiếp tục phấn đấu vươn lên trong học tập, tôn vinh người bảo trợ, những tấm lòng nhân ái vì sự phát triển của cộng đồng, từ năm 2014 đến nay, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã khởi xướng, chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức 5 Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc.

Ngay sau phát biểu khai mạc, Hội nghị đã xem phóng sự về công tác bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu; nghe tham luận của một số gương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu, chia sẻ những khó khăn và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, vượt lên số phận, phát huy năng lực, tiếp tục có những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật, trẻ mồ côi

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, trong không khí cả nước phấn khởi hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rất vui mừng và xúc động đến dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI do Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội gửi tới các đại biểu và toàn thể hội nghị lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt; đặc biệt gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới 368 đại biểu tiêu biểu, những người giàu lòng nhân ái, chăm lo giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và những tấm gương tiêu biểu về ý chí, nghị lực, vượt qua khó khăn, mất mát, vươn lên làm chủ cuộc sống và đóng góp cho cộng đồng, xã hội.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người khuyết tật và trẻ mồ côi. Khẳng định quan điểm này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội vui mừng được biết, từ năm 2014 đến nay, qua 5 lần tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc đều có sự tham dự, động viên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều các cơ quan, tổ chức.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc năm 2024 -0
Các đại biểu dự hội nghị

Bằng việc đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đóng góp của cộng đồng đã giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi, người mắc bệnh hiểm nghèo, người bị rủi ro trong cuộc sống, vượt qua khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hiện nay, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho hơn 1,6 triệu người khuyết tật; hơn 21.000 trẻ em hưởng chế độ đối với trẻ em mồ côi. Đến năm 2023, hơn 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội ghi nhận: Những năm qua, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các tổ chức Hội thành viên từ Trung ương đến địa phương luôn tích cực, chủ động, sáng tạo trong vận động, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm, bảo trợ ở trong và ngoài nước. Với 49 Hội thành viên cấp tỉnh, 229 Hội cấp huyện, 2.045 Hội cấp xã, 1.584 chi hội, gần 600 nghìn hội viên tập thể và cá nhân, Hội trở thành cầu nối, địa chỉ tin cậy của những tấm lòng nhân ái, sự yêu thương sẻ chia và đùm bọc.

Hàng nghìn tổ chức, cá nhân đã đồng hành với Hội trong các hoạt động thiện nguyện trên khắp mọi miền Tổ quốc; đó là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các giới, các tôn giáo, doanh nhân, doanh nghiệp; cán bộ về hưu, giáo viên, học sinh, công chức, viên chức; nhiều người khuyết tật khó khăn nhưng sẵn sàng tự nguyện giúp người khuyết tật khó khăn hơn; nhiều các bậc ông bà, cha mẹ đã hy sinh cả đời mình cho con, cho cháu và còn nhiều kết quả nổi bật, hết sức ý nghĩa, nhân văn khác

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc năm 2024 -0
Các đại biểu là người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu tham dự hội nghị. Ảnh: An Nguyên

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội biểu dương, đánh giá cao về những thành tích của cán bộ, hội viên Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam; ghi nhận và hoan nghênh các cơ quan, tổ chức, các nhà bảo trợ đã và đang tích cực chung tay, góp sức vì người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam.

Qua lắng nghe phát biểu khai mạc của Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, cùng những câu chuyện người thật, việc thật, những chia sẻ từ các báo cáo điển hình, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội vui mừng, xúc động thấy được nghị lực, ý chí khắc phục khó khăn, không cam chịu, không chấp nhận những rào cản khiếm khuyết, bền bỉ vượt qua hoàn cảnh mất mát, vươn lên khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội những điều tốt đẹp, làm thay đổi cuộc sống của chính mình, đồng thời cổ vũ, động viên, tạo động lực cho nhiều người còn đang mặc cảm tự ti, buồn bã vì hoàn cảnh tật nguyền, được can đảm hơn, mạnh dạn hơn, bước ra khỏi sự bi quan, tạo lập cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

“Tôi cũng hết sức xúc động trước hoàn cảnh của các cháu mồ côi về dự Hội nghị hôm nay, trong đó có những cháu vừa khuyết tật, vừa mồ côi cha, mẹ; có cháu tuổi còn nhỏ đã phải thay cha, làm mẹ, chăm sóc cho em của mình...; càng xúc động hơn, khi các cháu dù trong hoàn cảnh không còn cha mẹ, nhưng vẫn quyết tâm đi học, nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng trở thành bác sĩ, nhà nghiên cứu khoa học, luật sư, công an, kỹ sư; điều đó thật xứng đáng với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.

Công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh, do thiên tai, bão lũ, tai nạn, mắc bệnh hiểm nghèo..., nhu cầu cần được chăm sóc, giúp đỡ của người khuyết tật, trẻ mồ côi ở nước ta còn nhiều. Nêu bật những kết quả này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn dành tình cảm và sự chăm sóc, hỗ trợ tận tình, chu đáo người khuyết tật, trẻ mồ côi. Đây là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta, bản chất tốt đẹp của chế độ ta, là sự nghiệp cao cả đòi hỏi tình cảm, trách nhiệm, chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.

Tiếp tục phát huy truyền thống ''tương thân tương ái'', lan tỏa nghị lực sống tích cực tới cộng đồng

Thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc, động viên, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi cả về vật chất và tinh thần; tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong hoạt động để nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi trên cơ sở tiếp cận quyền con người theo Công ước quốc tế về người khuyết tật và Luật Người khuyết tật, Luật Trẻ em đã được Quốc hội thông qua.

Thời gian qua, nhiều báo, đài ở cả Trung ương và địa phương đã có những chương trình, chuyên mục thực sự gần gũi, sâu sắc, xúc động, làm lay động lòng người như Chương trình: Việc tử tế, Cặp lá yêu thương, Nhịp cầu nhân ái, Trạm yêu thương, Vì cộng đồng của Đài Truyền hình Việt Nam. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan truyền thông, tuyên truyền đậm nét hơn những tấm gương vượt khó, để lan tỏa rộng rãi hơn tình yêu thương và tiếp thêm ý chí, nghị lực cho những hoàn cảnh khó khăn vươn lên cùng cộng đồng xã hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc năm 2024 -0
Quang cảnh Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Ảnh: An Nguyên

Về phía Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, bám sát vào nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Nghị quyết số 42 NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và các Luật, các chính sách, Đề án liên quan đến người khuyết tật, trẻ em, người nghèo.

Hội tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối, vận động nguồn lực xã hội nhằm thực hiện tốt hơn vai trò là cầu nối yêu thương giữa cộng đồng và người cần trợ giúp; là cánh tay nối dài của ngành lao động - thương binh và xã hội trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Hội cần có các hoạt động đa dạng, thiết thực để thường xuyên khích lệ tinh thần vượt khó, nỗ lực vươn lên của người khuyết tật, trẻ mồ côi; tôn vinh, lan tỏa tinh thần, ý nghĩa nhân văn và nhân rộng các tấm gương người tốt việc tốt vì cộng đồng.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội kêu gọi các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống ''tương thân tương ái'', ''lá lành đùm lá rách'', tham gia tích cực các phong trào, hoạt động của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam. Mỗi hành động yêu thương và hảo tâm sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau, mặc cảm thân phận cho những hoàn cảnh không may, giúp họ có thêm nghị lực và niềm tin để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng mong các anh chị, các cháu khuyết tật, các cháu mồ côi tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, lan tỏa nghị lực sống tích cực tới cộng đồng, nhất là những người đồng cảnh ngộ, để cùng nhau tự tin vươn lên, mang lại nhiều kết quả ý nghĩa hơn nữa cho cuộc sống của chính mình và cho cả cộng đồng xã hội.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.