Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Lãnh đạo Nhà nước Iran

Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại Iran, từ ngày 4-6.12, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng Đoàn đã hội kiến với Phó Tổng thống Seyyed Mohammed Hosseini; gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Qaraie Ashtiani; thăm làm việc tại tỉnh Isfahan.

Tại cuộc hội kiến, Phó Tổng thống Iran Seyyed Mohammed Hosseini đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; tin tưởng chuyến thăm của Đoàn lần này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Lãnh đạo Iran cho biết, Iran hiện đang thực hiện chính sách đối ngoại cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, hướng Đông, coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Iran hiện có khoảng 7.600 các công ty công nghệ cao, xếp thứ 4 trên thế giới về công nghệ nano. Ngoài ra, Iran còn có nhiều bước tiến trong phát triển công nghệ sinh học, y tế, hàng không, quỹ đạo không gian…Việt Nam và Iran có tiềm năng hợp tác rất lớn, tuy nhiên quan hệ kinh tế, thương mại của hai nước còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp của hai bên.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Lãnh đạo Nhà nước Iran -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương hội kiến Phó Tổng thống Iran Seyyed Mohammed Hosseini

Phó Thổng thống Iran đề xuất phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Iran lên khoảng 2 tỷ USD (trong năm 2021, kim ngạch thương mại hai nước mới đạt 124,5 triệu USD); đồng thời thúc đẩy thực hiện các Biên bản ghi nhớ, các Thỏa thuận và Hiệp định đã được ký kết và thống nhất giữa hai nước.

Lãnh đạo Iran cho rằng cần đẩy mạnh quan hệ hai nước trong các lĩnh vực, như văn hóa, thể thao, du lịch…, tạo chất xúc tác để góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương hai nước. Phó Tổng thống Iran cho biết, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tổ chức tuần lễ văn hóa ở Iran; mong đón nhiều khách du lịch từ Đông Nam Á, nhất là khách du lịch Việt Nam tới thăm Iran. 

Phó Thổng thống bày tỏ mong muốn được đón Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm Iran trong thời gian sớm nhất.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Bộ trưởng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp để trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực kỹ thuật, quân y, công nghệ thông tin, rà phá bom mìn…

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Lãnh đạo Nhà nước Iran -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương hội kiến Phó Tổng thống Iran Seyyed Mohammed Hosseini

Đáp lại sự quan tâm từ phía Iran, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ủng hộ việc đưa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Iran lên một tầm cao mới vì lợi ích chung của Nhân dân hai nước qua việc phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Iran trong năm 2023; thúc đẩy việc trao đổi đoàn Lãnh đạo cấp cao và các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng; rà soát và thúc đẩy triển khai các thỏa thuận, biên bản hợp tác đã được ký kết giữa hai nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, trao đổi các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam và Iran; tăng cường các hoạt động ngoại giao nhân dân, giao lưu văn hóa, thể thao và quảng bá du lịch hai nước.

+ Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đã đến thăm thủ phủ Isfahan thuộc tỉnh Isfahan - nơi có nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận, nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhiều nhà máy sản xuất thép lớn nhất nước và các mỏ khoáng sản trữ lượng lớn, với các ngành công nghiệp, mỏ và thương mại chiếm gần 40% GDP của Iran. Isfahan cũng là thành phố đông dân thứ ba của Iran và là vùng đô thị lớn thứ hai (sau Tehran).

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Lãnh đạo Nhà nước Iran -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Tỉnh trưởng Isfahan

Tại Isfahan, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Tỉnh trưởng Isfahan, Tiến sĩ Mortazavi.

Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các thế mạnh của tỉnh, cho rằng Isfahan có rất nhiều dư địa để phát triển trên nhiều lĩnh vực và hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác; mong muốn Việt Nam và Iran thúc đẩy kết nghĩa giữa các địa phương, trong đó có Isfahan với các tỉnh/thành phố của Việt Nam.

Tiến sĩ Mortazavi mong muốn đón các Đoàn Việt Nam sang Iran khảo sát, trao đổi khả năng hợp tác trong mọi lĩnh vực; đồng thời cho biết sẵn sàng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư cho các doanh nghiệp hai bên.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Lãnh đạo Nhà nước Iran -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Tỉnh trưởng Isfahan

Nhân dịp này, Tiến sĩ Mortazavi đề nghị phía Việt Nam xem xét sớm thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa tỉnh Isfahan với TP. Hồ Chí Minh, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác chung giữa hai nước trên mọi lĩnh vực. Tỉnh trưởng Isfahan cũng bày tỏ mong muốn được đón Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đến thăm Isfahan nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước vào năm 2023.

Ngày 6.12, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.