Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp công dân tại Quảng Nam

Ngày 1.3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp công dân định kỳ theo lịch công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam để lắng nghe phản ánh, ý kiến, kiến nghị của công dân trên địa bàn.

Tham dự có: đại diện Đoàn ĐBQH, UBND và một số sở, ngành, đơn vị của Quảng Nam.

Tại cuộc tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã nghe công dân phản ánh tâm tư, nguyện vọng, trong đó có nhiều ý kiến của các gia đình chính sách, liệt sĩ đề nghị các ngành chức năng có hướng hỗ trợ về kinh phí khám chữa bệnh, thăm nom mồ mả các liệt sĩ, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để được hưởng chính sách người có công.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp công dân ở Quảng Nam -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp công dân tại tỉnh Quảng Nam.

Đối với những trường hợp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chia sẻ với từng hoàn cảnh và đề nghị các ngành lao động-thương binh và xã hội quan tâm hơn nữa đến từng hộ gia đình chính sách, gia đình liệt sĩ. Trong đó, nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan chức năng cần giải quyết thấu đáo, đạt tình, đạt lý đối với từng trường hợp cụ thể; có hướng dẫn cụ thể cho người dân với những loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết để sớm giải quyết, trả lời cho công dân.

Đối với những vụ việc tố cáo tiêu cực công dân nêu tại cuộc tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp nhận và hướng dẫn công dân có đơn tố cáo cũng như các ban, ngành chức năng trình tự, thủ tục xử lý; yêu cầu bảo đảm tính bảo mật cho người tố cáo theo quy định. Đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng liên quan trả lời trực tiếp những tố cáo của công dân cũng như quá trình xử lý đơn thư, không để khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, không để xảy ra tố cáo vượt cấp. 

Tại cuộc tiếp công dân lần này, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cũng đã nghe đại diện của gần 700 hộ dân mua đất tại hai dự án Heracomplex, 7B mở rộng do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư. Đây là vụ án tranh chấp bất động sản lớn nhất miền Trung trong những năm gần đây với hơn 1.000 khách hàng, kéo dài hơn 10 năm với nhiều bản án của Tòa án Nhân dân các cấp đã tuyên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp công dân ở Quảng Nam -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc tiếp.

Đại diện các hộ dân này phản ánh, sau 3 năm kể từ khi 3 bản án đã được tuyên với nội dung: “Công ty Bách Đạt An tiếp tục thi công hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các nghĩa vụ tài chính để ra sổ cho gần 1.000 lô đất nền của gần 800 công dân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đến nay, Công ty Bách Đạt An vẫn chây ì, cố tình không thực hiện dự án và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính để ra sổ cho dân”.

Theo phản ánh của công dân, trong các bản án đều chỉ ra các sai phạm của các Sở, ban ngành, UBND tỉnh Quảng Nam đã buông lỏng quản lý, dẫn đến việc Công ty Bách Đạt An "lừa" dân bán đất. Với vai trò trách nhiệm giám sát của Quốc hội, cử tri đề nghị Phó Chủ tịch Quốc hội có những chỉ đạo để tỉnh Quảng Nam tăng cường, đẩy nhanh tốc độ thực thi pháp luật của các bản án đã tuyên của 2 dự án 7B mở rộng và Hera Complex Riverside.

Tiếp nhận những ý kiến phản ánh của công dân, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cùng các ngành chức năng tiếp tục rà soát lại tất cả các vấn đề liên quan đến dự án này và có phương án giải quyết trên tinh thần hợp tình, hợp lý, bảo đảm các cơ sở pháp lý và quyền lợi chính đáng của người dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp công dân ở Quảng Nam -0
Đại diện các khách hàng mua dự án của Bách Đạt An bức xúc vì dự án kéo dài nhưng chưa ra "sổ đỏ"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ủng hộ tỉnh Quảng Nam làm quyết liệt, tập trung giải quyết triệt để, không để người dân hiểu nhầm là dự án có “chống lưng”. Và với trách nhiệm theo quy định của pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam sẽ tiến hành giám sát, đôn đốc các đơn vị liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để việc thi hành án sớm được triển khai.

Liên quan đến vụ việc này, trước đó, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cũng đã có các cuộc tiếp công dân để tiếp nhận các phản ánh của khách hàng tham gia dự án này.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo Công an tỉnh và các ngành chức năng, theo dõi, xử lý các đơn thư tố cáo, tố giác của công dân theo quy định, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam liên quan đến dự án; tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tập thể và cá nhân liên quan theo Kế hoạch số 352, ngày 17.1.2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Thông báo số 581 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương liên quan đến dự án.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).