Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Chiều 8.3, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tham dự phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách -2
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường điều hành phiên họp.

Tham dự cuộc họp có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Pháp luật, Xã hội, Kinh tế; đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ…

Báo cáo về một số vấn đề lớn và nội dung còn có ý kiến khác nhau về dự án Luật Giá (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo thống nhất bỏ 2 điều, bổ sung 4 điều, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 7 nội dung của các luật có liên quan. Đồng thời, bổ sung Phụ lục số 2 để làm rõ danh mục các hàng hóa, dịch vụ đưa ra khỏi phạm vi Nhà nước định giá. 

Trong đó, để khắc phục hạn chế có nhiều đầu mối, quy trình thực hiện quản lý giá chưa gắn với trách nhiệm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức trong dự thảo Luật. Tại Chương III của dự thảo Luật đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh; bỏ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách -0
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về cụ thể hóa các điều khoản, hạn chế giao Chính phủ hướng dẫn, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã phối hợp với cơ quan soạn thảo rà soát kỹ dự thảo Luật, theo đó chỉ giao Chính phủ, Bộ Tài chính quy định chi tiết những nội dung về kỹ thuật, trong thực hiện sẽ có thể phải điều chỉnh phù hợp thực tiễn về phương pháp định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, quy trình định giá… Như vậy, so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư, lần này đã giảm tối đa nội dung giao Chính phủ quy định (còn 9 nội dung).

Các đại biểu tham dự cuộc họp cơ bản tán thành với Báo cáo về một số vấn đề lớn, nội dung còn ý kiến khác nhau về dự án Luật này của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Song, nội dung về bình ổn giá, trong đó có Quỹ bình ổn giá hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến tán thành giữ quy định về Quỹ bình ổn giá (hiện quy định tại Điều 17 của dự thảo Luật), nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với trường hợp cần thiết phát sinh, và đã được khẳng định tác dụng sau đại dịch Covid-19. Hạn chế của quỹ bình ổn giá trong thời gian qua chủ yếu liên quan đến quá trình điều hành, nên chỉ cần khắc phục bằng điều chỉnh công cụ, biện pháp điều hành, bảo đảm công khai, minh bạch, rõ ràng; không thể vì phương thức quản lý, điều hành quỹ bình ổn cụ thể mà bỏ mô hình góp phần giữ ổn định đời sống người dân. Tuy nhiên, những ý kiến này cũng đề nghị, không nên để quỹ bình ổn giá ở doanh nghiệp, cần hình thành một quỹ bình ổn quốc gia, trên cơ sở phát huy kinh nghiệm trích lập, hình thành, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay.

Cũng có ý kiến cho rằng, nên sớm kết thúc mô hình quỹ bình ổn giá, vì việc can thiệp bằng quỹ bình ổn giá chỉ là giải pháp tình thế, không thuận theo quy luật của thị trường. Đây thực chất cũng là tiền ứng trước của khách hàng để ứng phó khi giá hàng hóa cụ thể trên thị trường thế giới, trong nước có biến động lớn. Thay vì để ở một quỹ bình ổn giá hỗ trợ chung cho mọi đối tượng, có ý kiến đề nghị, hình thành quỹ phúc lợi xã hội nhằm bù đắp cho người yếu thế khi xảy ra chênh lệch quá cao, tác động đến thu nhập của họ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách -1
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm này, một số ý kiến lưu ý, theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay chỉ duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nên không cần thiết quy định thành một điều trong dự thảo Luật về quỹ, chỉ quy định tại điều khoản chuyển tiếp của dự thảo Luật để thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tránh trường hợp thành lập quá nhiều loại quỹ.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chủ động, tích cực cho việc tiếp thu, giải trình chỉnh lý dự án Luật giá (sửa đổi). Ủy ban theo chức năng nhiệm vụ đã tổ chức Hội thảo, làm việc với các cơ quan liên quan để bảo đảm chất lượng cho việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật trình cuộc họp hôm nay đã bước đầu tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của đại biểu quốc hội; hồ sơ trình hội nghị nếu hoàn thiện thêm một bước nữa sẽ đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong tháng 3 này.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, rà soát, tổng hợp đầy đủ các ý kiến tham gia của đại biểu Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến tham gia của các cơ quan hữu quan để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo nguyên tắc mọi ý kiến đều phải được tổng hợp để tiếp thu hoặc giải trình đầy đủ, không đề cập là tiếp thu tối đa hay sẽ nghiên cứu tiếp thu mà phải nêu rõ quan điểm tiếp thu như thế nào; việc tiếp thu hoặc giải trình phải có lý luận, giải thích rõ ràng, thuyết phục.

Đối với các nội dung có ý kiến khác nhau (thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá và Quỹ bình ổn giá), Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát, làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, thực tiễn, ưu nhược điểm, tính phù hợp với đặc thù của Việt Nam đối với của từng loại ý kiến; quan điểm lựa chọn của Ủy ban Tài chính - Ngân sách để tới đây xin ý kiến ĐBQH tại Hội nghị chuyên trách và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, quan điểm chung là phối hợp tốt, lắng nghe, cầu thị để tạo sự đồng thuận, thống nhất, tốt nhất là chỉ trình Quốc hội một phương án.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3.4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì Hội nghị
Chính trị

Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng AI trong công tác tuyên giáo và dân vận

Chiều 3.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề “Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tuyên giáo và dân vận”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.