Nâng khống thiết bị trường học, giám đốc doanh nghiệp lĩnh án

Nguyễn Thanh Thủy, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Lam Hồng (gọi tắt là Công ty Lam Hồng)  chỉ đạo, câu kết với các đồng phạm nâng khống giá thiết bị dạy học bán cho Sở Giáo dục và Đào tạo để trang bị trong các trường vừa bị tuyên án 5 năm tù giam.

Ngày 5.8, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa xét xử đối với Nguyễn Thanh Thủy (SN 1971, Giám đốc Công ty Lam Hồng, trụ sở đóng tại TP Hà Tĩnh); Trần Văn Tuân (SN 1978, Phó Giám đốc Công ty Lam Hồng); Trần Thị Thúy (SN 1991, trú xã Nam Điền, huyện Thạch Hà) và Trần Thị Hải Huyền (SN 1993, trú xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê) cùng là nhân viên Công ty Lam Hồng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, giai đoạn 2017-2020, từ năm 2017-2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung theo tờ trình của Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính công tỉnh Hà Tĩnh (Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh).

Nâng khống thiết bị trường học giám đốc doanh nghiệp lĩnh án -0
Nguyễn Thanh Thủy, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ thông tin Lam Hồng (áo vàng) tại phiên xét xử

Sau đó, Công ty Lam Hồng tham gia dự thầu các gói thầu TB 03.2017 “Mua sắm thiết bị dạy học và thiết bị văn phòng theo phương thức tập trung đợt 1 năm 2017” và gói thầu TB 03.2018 “Mua sắm máy tính, máy photocopy, bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu và một số thiết bị khác đợt 1 năm 2018”.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thanh Thủy đã chỉ đạo và Trần Văn Tuân xây dựng hồ sơ lập các công ty “quân xanh”. Sau đó Trần Văn Tuân nhờ bạn bè, người thân làm đại diện cho các công ty này nộp hồ sơ và tham gia dự thầu. Sau đó, Công ty Lam Hồng đã trúng thầu các gói thầu TB 03.2017, TB 03.2018.

Công ty Lam Hồng đã mua hàng hóa là các loại máy chiếu, màn chiếu, máy tính… và bàn giao, lắp đặt tại các trường học thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi trúng thầu, bà Thủy sử dụng các công ty do mình lập ra để mua bán “lòng vòng”, nhằm nâng giá cao. Theo đó, máy chiếu 20 triệu đồng nhưng trong hợp đồng nghiệm thu bàn giao có giá hơn 27 triệu đồng. Màn chiếu 70 inch giá 600.000 đồng, bán hơn 900.000 đồng; âm ly đa năng giá hơn 4 triệu đồng, bán 7,6 triệu đồng...

Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã sử dụng ngân sách Nhà nước để mua sắm hàng hóa tập trung theo đợt, chi trả hơn 37 tỷ đồng cho Công ty Lam Hồng đối với gói thầu TB 03.2017, gây thiệt hại ngân sách gần 4 tỷ đồng; chi trả hơn 13,7 tỷ đồng cho Công ty Lam Hồng đối với gói thầu TB 03.2018, gây thiệt hại ngân sách hơn 1,1 tỷ đồng.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thanh Thủy được xác định là người khởi xướng, giữ vai trò chính thực hiện hành vi phạm tội; bị cáo Trần Văn Tuân là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội; các bị cáo Trần Thị Thúy và Trần Thị Hải Huyền tham gia thực hiện hành vi phạm tội với vai trò là đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Thanh Thủy.

Tại phiên tòa, bị cáo Thủy và Tuân thừa nhận hành vi. Bà Thủy đã nộp hơn 4,7 tỷ đồng khắc phục thiệt hại, ông Tuân nộp lại 120 triệu đồng.

Đại diện Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh cho hay, việc mua sắm tài sản công liên quan nhiều cơ quan, đã thuê thẩm định giá và giao cho các đơn vị thực hiện, khi cấp dưới trình hồ sơ đầy đủ lên nên phê duyệt.

Theo HĐXX, kết quả điều tra tại Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh cho thấy quá trình thẩm định kế hoạch mua sắm, lãnh đạo Sở đã dựa trên hồ sơ do Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính công tỉnh Hà Tĩnh đề xuất. Vì thế cơ quan điều tra không có căn cứ để xác định hành vi sai phạm của các cá nhân liên quan đang công tác tại Sở này.

Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, quá trình điều tra xác định việc ký hợp đồng với Công ty Lam Hồng là căn cứ thẩm định thư đã ký của Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính công tỉnh Hà Tĩnh với doanh nghiệp này để thực hiện. Do đó những lãnh đạo liên quan quá trình mua sắm thiết bị không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Sau khi xem xét các tình tiết, HĐXX TAND tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt 5 năm tù giam đối với Nguyễn Thanh Thủy, 4 năm tù giam đối với Trần Văn Tuân, phạt 3 năm tù treo đối với Trần Thị Thúy và Trần Thị Hải Huyền về tội danh trên.

Liên quan sai phạm đấu thầu xảy ra tại Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính công tỉnh Hà Tĩnh, tháng 9.2022, Bộ Công an đã khởi tố, tạm giam Lê Viết Cường (Giám đốc Trung tâm), Đinh Quốc Tấn (nhân viên hợp đồng Trung tâm, Tổ trưởng Tổ đấu thầu), Phạm Viết Anh Vũ (Giám đốc chi nhánh Hà Tĩnh Công ty Hồng Hà), Nguyễn Thành Trung (Giám đốc Công ty Phương Anh), Nguyễn Hồng Hải (Phó giám đốc Công ty Phương Anh) với cáo buộc có sai phạm một trong số 15 gói thầu mua sắm cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh.

Mở rộng vụ án, đến tháng 3.2023, Công an Hà Tĩnh khởi tố, bắt giam bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Giám đốc kinh doanh Công ty Hồng Hà; Nguyễn Xuân Thiện, nhân viên kinh doanh Công ty P&T và Nguyễn Mạnh Hiếu, kỹ sư tư vấn thiết kế, về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đến tháng 7.2023, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thị Bích Ngọc (39 tuổi, trú xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngọc là kế toán trưởng, nguyên Giám đốc tài chính thuộc Công ty cổ phần Vạn Xuân.

Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ
Pháp luật

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ

Triển khai Kế hoạch số 26/KH-STP ngày 27.3.2024 của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2024, mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại 2 huyện Tân Sơn và Thanh Ba.

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách
Pháp luật

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách

Theo tinh thần Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027” (Đề án 407), Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động tham mưu HĐND, UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.