Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Mở rộng đối tượng được áp dụng hình phạt tiền

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đã có nhiều cải cách chính sách hình sự về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên. Trong đó, dự thảo Luật đã mở rộng đối tượng người chưa thành niên (NCTN) từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu có tài sản riêng cũng có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc cha mẹ, người thân thích của NCTN có tài sản và tự nguyện thực hiện và mức tiền phạt không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc “xử lý chuyên biệt”

Liên quan đến hình phạt đối với NCTN phạm tội, Điều 109 dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định: “Phạt tiền được áp dụng đối với NCTN phạm tội, nếu người đó có thu nhập, có tài sản riêng hoặc cha mẹ, người thân thích của NCTN có tài sản và tự nguyện thực hiện. Mức tiền phạt đối với NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Mức tiền phạt đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định”.

Từ góc nhìn của cơ quan thẩm tra dự thảo Luật, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành dự thảo Luật bổ sung điều kiện áp dụng hình phạt tiền với NCTN phạm tội nếu cha mẹ, người thân thích của NCTN có tài sản và tự nguyện thực hiện. “Quy định này phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của NCTN và bảo đảm thực hiện nguyên tắc “xử lý chuyên biệt”, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp nêu rõ.

Bên cạnh đó, một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật mở rộng đối tượng NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thu nhập hoặc có tài sản riêng được áp dụng hình phạt tiền với lý do theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành cùng là người dưới 18 tuổi, nhưng chỉ cho áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thu nhập hoặc có tài sản riêng, trong khi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có tài sản riêng lại không được áp dụng hình phạt tiền (chỉ bị áp dụng hình phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ) là chưa bảo đảm công bằng. Quy định như dự thảo Luật là phù hợp, không chỉ khắc phục bất cập của luật hiện hành, mà còn góp phần thực hiện tốt yêu cầu của Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị  về “giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền”.

Một số ý kiến lại cho rằng, bất cập chủ yếu trong quy định về hình phạt tiền hiện nay liên quan đến đối tượng NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo quy định của BLHS, người từ đủ 16 tuổi trở lên và người từ đủ 18 tuổi trở lên đều phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm (trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác). Trong khi đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên không có thu nhập hoặc không có tài sản riêng vẫn có thể được áp dụng hình phạt tiền; còn người từ đủ 16 tuổi trở lên chỉ được áp dụng hình phạt tiền nếu có thu nhập hoặc có tài sản riêng (nếu không có, thì có thể bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn) là chưa công bằng trong chính sách xử lý. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực tế 6 năm thi hành BLHS vừa qua, nhiều địa phương không có NCTN nào hoặc rất hiếm trường hợp NCTN được áp dụng hình phạt tiền. Do đó, đề nghị sửa đổi điều kiện áp dụng hình phạt tiền với NCTN phạm tội là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tương tự như đối với người đã trưởng thành quy định tại Điều 35 của BLHS.

Đồng tình với việc dự thảo Luật mở rộng đối tượng NCTN từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có tài sản riêng, có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc cha mẹ, người thân của người chưa thành niên có tài sản và tình nguyện thực hiện mức tiền phạt không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định, đại biểu Quốc hội Phan Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) cho rằng, quy định này là hoàn toàn phù hợp. Trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật có một phần trách nhiệm của người trưởng thành. Nhấn mạnh điều này, đại biểu để nghị, cần xem xét một cách nhân văn và thân thiện đối với xử lý NCTN phạm tội để tạo cho NCTN có hành vi vi phạm pháp luật sớm sửa sai để làm lại cuộc đời, trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Cân nhắc việc mở rộng để bảo đảm mục đích giáo dục

Bên cạnh các ý kiến ủng hộ thì cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc việc mở rộng điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN nếu cha mẹ, người thân thích của họ có tài sản và tự nguyện thực hiện để bảo đảm mục đích giáo dục.

Theo đại biểu Quốc hội Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận), quy định phạt tiền đối với NCTN phạm tội nếu người đó có thu nhập, có tài sản riêng hoặc cha, mẹ, người thân thích của NCTN có tài sản và tự nguyện thực hiện là chưa đầy đủ. Bởi lẽ, dự thảo Luật chưa quy định rõ mức độ phạm tội như thế nào, phạm tội ít nghiêm trọng hay phạm tội nghiêm trọng, phạm tội do cố ý hay vô ý thì được áp dụng hình phạt tiền, do đó cần phải nghiên cứu, bổ sung cho hoàn thiện hơn.

Cùng chung băn khoăn này, đại biểu Quốc hội Lê Thị Ngọc Linh (Bạc Liêu) cho rằng, việc dự thảo Luật quy định hình phạt tiền được áp dụng đối với NCTN phạm tội nếu người đó có thu nhập, có tài sản riêng hoặc cha mẹ, người thân thích của người chưa thành niên có tài sản và tự nguyện thực hiện... là chưa phù hợp với nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chính người vi phạm, vừa không phù hợp với Bộ luật Lao động hiện hành và thực trạng đối với nhóm NCTN phạm tội ở Việt Nam.

Mở rộng đối tượng được áp dụng hình phạt tiền -0
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Ngọc Linh (Bạc Liêu)

Trên cơ sở đó, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát để có quy định chặt chẽ hơn đối với hình phạt tiền không áp dụng cho người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi. Lý giải về đề xuất này, đại biểu cho rằng, ở tuổi này NCTN chưa làm ra tiền hoặc không có thu nhập để tự mình thi hành hình phạt chính là phạt tiền. Việc áp dụng hình phạt này vô hình trung là phạt chính cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp của NCTN phạm tội. “Để bảo đảm chủ trương giảm án phạt tù, chỉ nên áp dụng cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo cho nhóm độ tuổi này, trừ các trường hợp vi phạm các tội nghiêm trọng như: hiếp dâm NCTN, mua bán ma túy hoặc cướp của, giết người”, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh đề nghị.  

Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ
Pháp luật

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại Phú Thọ

Triển khai Kế hoạch số 26/KH-STP ngày 27.3.2024 của Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2024, mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 tại 2 huyện Tân Sơn và Thanh Ba.

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách
Pháp luật

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả truyền thông chính sách

Theo tinh thần Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) giai đoạn 2022 - 2027” (Đề án 407), Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động tham mưu HĐND, UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả tích cực.