Nữ sinh Trường Hà Nội - Amsterdam chinh phục học bổng toàn phần Đại học Sydney với 2 bài luận về bản thân

Với điểm trung bình học tập 9,8; điểm SAT 1580/1600 - thuộc top 1% thế giới cùng 2 bài luận nói về mục tiêu và đích đến của bản thân, Đỗ Chúc An đã xuất sắc nhận được học bổng toàn phần của Đại học Sydney với chuyên ngành Khoa học máy tính.

 Học bổng toàn phần với 2 bài luận về bản thân 

Đỗ Chúc An, học sinh lớp 12 Cambridge (hệ song bằng), Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhận được kết quả học bổng 100% từ Đại học Sydney (USYD) khi đang trong chuyến đi chơi xa cùng lớp. Ngay khi nhìn thấy tiêu đề email, An lập tức ấn vào xem và phải đọc đi đọc lại đến mấy lần để đảm bảo không nhìn nhầm.

"Sau khi nhận được thông báo trúng tuyển, em vỡ òa trong hạnh phúc. Em khoe ngay với gia đình, bạn bè và đến buổi tối hôm ấy lòng vẫn còn chút lâng lâng", An chia sẻ. 

z5532580191847_43476c2a50d99f507451a1dc054c8d03.jpg -0
Đỗ Chúc An, học sinh lớp 12 Cambridge (hệ song bằng), Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ảnh: NVCC)

Chúc An lựa chọn Trường Đại học Sydney bởi đây là trường có chất lượng giảng dạy hàng đầu thế giới. Ngôi trường này hiện đứng vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2025. Mức hỗ trợ dành cho nữ sinh tương đương 4 tỷ đồng. Với học bổng đạt được, gia đình em hoàn toàn đủ điều kiện chi trả cho chi phí du học.

Chúc An bắt đầu chuẩn bị hồ sơ du học từ lớp 10. Bên cạnh điểm số, An phải nộp 2 bài luận khoảng 500 - 800 từ để trả lời 2 câu hỏi. Nữ sinh đã cố gắng tối ưu dung lượng cho phép để khắc họa bản thân rõ nét nhất, cũng như gây ấn tượng với hội đồng xét tuyển.

Tại câu 1, đề yêu cầu giới thiệu về bản thân và kết quả đạt được khi học trung học, An tô đậm các nét tính cách nổi bật như trí tò mò và khao khát học hỏi, khám phá thế giới. Tính cách này luôn thúc đẩy em cố gắng hoàn thiện, phát triển bản thân, đồng thời có góc nhìn đa chiều và khai thác dữ liệu hiệu quả. 

Tiếp đó, An kể lại 2 câu chuyện đã xảy ra trên hành trình trưởng thành và để lại những bài học quý giá. Câu chuyện đầu tiên là về kỳ thi IELTS. Dựa trên nền tảng tiếng Anh vững chắc, An đặt mục tiêu đạt 7.5 IELTS trở lên sau 1,5 tháng. Dù nhận nhiều ý kiến rằng mục tiêu đó khó lòng thực hiện, nhưng em vẫn vạch ra kế hoạch rõ ràng và triển khai một cách cẩn thận. Thành quả gặt hái được là 8.0 IELTS. Qua đó, An học được bài học rằng cần tin tưởng vào bản thân và lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu mình đề ra, thay vì lo lắng và mất tự tin chỉ vì lời nói của người khác. 

Câu chuyện thứ hai là về kỳ thi vào lớp 10. Khi đang lo lắng bởi thời gian thi "sát nút", An được giới thiệu về một dự án hỗ trợ học sinh vượt qua kỳ thi chuyển cấp. Bên cạnh sự nỗ lực, nữ sinh được các anh chị khóa trên hướng dẫn nhiệt tình, chỉ các chiến lược ôn tập hiệu quả và đã đạt được các mục tiêu đề ra. Hoàn thành xong chặng đua, An chọn ở lại với dự án, tiếp tục giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh giống mình.

"Câu chuyện này để lại cho em bài học về sự giúp đỡ lẫn nhau và lan tỏa những giá trị tích cực trong xã hội", An cho biết. 

z5532580196338_9b545e9d762b18316d7a596541d39e1d.jpg -0
Chúc An thành công chuẩn bị 2 bài luận chinh phục hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Sydney (Ảnh: NVCC)

Câu hỏi thứ hai về điều bản thân muốn đạt được sau khi hoàn thành việc học tại USYD, cũng như mục tiêu tương lai với tấm bằng của Nhà trường. An nói về lý do khiến mình lựa chọn học ngành Khoa học máy tính và chuyên ngành Khoa học dữ liệu tại USYD. Em cũng nói đến khao khát của bản thân là trở thành chuyên gia khoa học dữ liệu hàng đầu - người có thể giải quyết những vấn đề lớn với dữ liệu và đóng góp nhiều hơn cho xã hội bằng khả năng chuyên môn của mình. 

Kết thúc bài luận, An đề cập đến những giá trị mà Nhà trường mang đến như học sinh có được nền tảng kiến thức vững chắc từ sự giảng dạy, hướng dẫn của những chuyên gia đầu ngành; tăng cơ hội làm việc với các doanh nghiệp để giải những bài toán thực tế. Hay cơ hội làm nghiên cứu, viết luận văn giúp An chuẩn bị sẵn sàng cho những dự định sau đại học của mình. 

"Lựa chọn ngành Khoa học máy tính như một cơ duyên"

Bố mẹ từng du học ở Nga, nên từ nhỏ, An đã được định hướng về việc đi du học. Xác định mục tiêu từ đầu, sau 3 năm học ở trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, điểm trung bình học tập của An là 9,8. Bên cạnh đó, nữ sinh còn đạt IELTS 8.0, điểm SAT (bài thi chuẩn hóa dùng xét tuyển vào các đại học Mỹ) 1580/1600 - thuộc top 1% thế giới. 

z5532580214670_c48055b3eb65336ccc7f82d52e403ea9.jpg -0
Chúc An chụp ảnh cùng gia đình (Ảnh: NVCC)

Là học sinh hệ song bằng của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chúc An được tiếp cận với 2 chương trình giáo dục: Chương trình THPT của Việt Nam và chương trình Tú tài Anh Quốc - A Level. Cụ thể với hệ song bằng, học sinh sẽ được học các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Kinh doanh bằng tiếng Anh. 

Đây cũng là lý do tại Trường Đại học Sydney, An lựa chọn ngành Khoa học máy tính. Bởi đến khi bắt đầu học chương trình A Level, em  được tiếp cận các kiến thức về xác suất thống kê (môn Toán), rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu qua môn Vật lý; hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng dữ liệu và tối ưu hóa đối với doanh nghiệp qua môn Kinh doanh. Bên cạnh đó, nữ sinh nhận thấy nhiều đặc điểm của bản thân phù hợp với ngành khoa học dữ liệu như: tư duy logic, khả năng ở môn Toán, trí tò mò và niềm yêu thích đối với việc giải quyết vấn đề.

"Khoa học máy tính không phải chuyên ngành em hứng thú từ bé. Đó như một cơ duyên bất ngờ đến với em trên chặng hành trình xác định, tìm kiếm hướng đi", Chúc An nhìn nhận. 

Nhận thức được chuyên ngành này khá khó khăn, đặc biệt đối với các bạn nữ, An tự mày mò nghiên cứu các kiến thức về khoa học máy tính, khoa học dữ liệu để chuẩn bị tốt nhất trước khi vào đại học.

z5532631367960_ffaab4cf10fd747d209f33518c4302de.jpg -0
Nữ sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam theo đuổi ngành Khoa học máy tính tại Đại học Sydney (Ảnh: NVCC)

Học là một trong những niềm yêu thích của Chúc An từ khi còn nhỏ. Nữ sinh tận hưởng việc được thu nạp những kiến thức mới, được hiểu tường tận một vấn đề, nên thường chăm chú nghe giảng và tích cực đặt câu hỏi mỗi khi chưa hiểu rõ.

“Tuy vẫn có nhiều lúc mệt mỏi, nản chí hay trì hoãn, nhưng em luôn cố gắng giữ niềm đam mê với việc học, bởi nó thật sự quan trọng. Em tìm được niềm vui khi cảm thấy hiểu bài và có thể áp dụng nhuần nhuyễn kiến thức đã học vào bài tập, bài thi”, Chúc An nói. 

Chúc An sẽ sang Sydney du học vào tháng 7 sắp tới. Trước khi bay, nữ sinh cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng để có một khởi đầu thuận lợi. An kỳ vọng việc đi du học sẽ là một chặng hành trình hoàn toàn mới mẻ, được học nhiều kiến thức bổ ích và mở rộng góc nhìn của bản thân. 

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.