Nữ sinh Bách khoa Hà Nội có điểm GPA gần tuyệt đối được nhận nhiều học bổng từ doanh nghiệp

Với điểm GPA gần tuyệt đối 3.97/4, cùng thành tích học tập đáng nể, Trần Thị Kim Liên (sinh năm 2002), Khoa Dệt May, Da giày và Thời trang, Trường Vật Liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội đã vinh dự nhận được học bổng của nhiều doanh nghiệp.

Được biết, đây là lần thứ 2, Trần Thị Kim Liên nhận được học bổng doanh nghiệp. Không chỉ vậy, em còn là sinh viên xuất sắc với 7/7 kỳ học tập đều đạt học bổng khuyến khích học tập của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nữ sinh Nam Định được doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vải trao tặng học bổng học tập -0
Trần Thị Kim Liên, sinh viên chuyên ngành Thiết kế sản phẩm dệt may, Khoa Dệt May, Da giày và Thời trang, Trường Vật Liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Được doanh nghiệp trao tặng học bổng với điểm GPA gần tuyệt đối

Trần Thị Kim Liên sinh ra tại Nam Định, là chị cả trong gia đình đông anh em. Thấu hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ để nuôi các con ăn học, nữ sinh dặn lòng phải cố gắng học tập, làm việc để gánh vác giúp gia đình phần nào. 

Mới đây, tại buổi "Sinh hoạt công dân - Giao lưu doanh nghiệp và trao học bổng cho sinh viên Dệt may" do Khoa Dệt may - Da giầy - Thời trang, Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, Kim Liên nằm trong top những sinh viên có số điểm cao nhất được nhận học bổng danh dự do doanh nghiệp trao tặng. Nữ sinh đạt GPA 3.97/4 và điểm rèn luyện 91/100.

Nữ sinh Bách khoa Hà Nội có điểm GPA gần tuyệt đối được nhận học bổng danh dự -0
Trần Thị Kim Liên, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh: NVCC)

Điều kiện đạt học bổng doanh nghiệp xét theo thang điểm GPA sinh viên, theo thứ tự từ trên xuống dưới. Để được nhận học bổng, Liên phải trải qua nhiều đêm thức trắng để đạt thành tích cao trong các kỳ thi trước. Cũng bởi số lượng học bổng có hạn nên nữ sinh phải cạnh tranh với các sinh viên giỏi khác trong khoa.

Theo đuổi tổ hợp A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh), Liên tìm hiểu và lựa chọn chuyên ngành Thiết kế sản phẩm dệt may, Khoa Dệt May, Da giày và Thời trang của Đại học Bách khoa Hà Nội. 

Kim Liên cho biết, chuyên ngành đang theo học giúp nâng cao các kỹ năng chuyên môn thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp dệt may. Hiện dệt may đang là nhóm nghề triển vọng, đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam và xếp thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm mở rộng; cũng như gia tăng thêm kiến thức để nghiên cứu và phát triển. 

"Em chọn Đại học Bách khoa vì môi trường giáo dục tốt, nhiều người giỏi có thể học hỏi được nhiều. Thiết kế sản phẩm dệt may cũng là chuyên ngành thú vị, có thể bổ trợ cho công việc của em sau này", Kim Liên kể.

Chương trình học Bách khoa bao gồm môn đại cương, cơ sở cốt lõi ngành và chuyên ngành. Liên thích các môn học chuyên ngành nhất vì trực tiếp giúp ích cho công việc. Các môn học đại cương thì thúc đẩy việc rèn luyện và phát triển tư duy. 

Cũng tại Bách khoa nổi tiếng với kỳ thi vấn đáp. Đặc biệt, thi vấn đáp môn Hóa hữu cơ là kỷ niệm nhớ nhất với Liên. Nữ sinh mô tả có nhiều phương trình hóa học cần học thuộc và hiểu bản chất. Tuy vậy, khi vào các môn chuyên ngành, do được học kỹ, học nhiều nên em lại thích thi theo hình thức này hơn, so với làm bài tập. 

Nữ sinh Nam Định được doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vải trao tặng học bổng học tập -0
Kim Liên luôn đề cao đề cao tính chủ động cũng như quản lý tốt thời gian để đạt kết quả cao trong học tập (Ảnh: NVCC)

Nắm được chương trình học khó khăn với các bộ môn nặng kiến thức, do đó Kim Liên luôn đề cao tính chủ động trong học tập, cũng như quản lý tốt thời gian. Đây là các phương pháp nữ sinh áp dụng từ khi mới vào trường. Với tính chủ động, Liên sẽ luôn nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp. Bài tập học xong buổi sáng sẽ hoàn thành luôn trong ngày chứ không để đến hôm sau. 

Về vấn đề quản lý thời gian, bởi phải học nhiều môn trong một kỳ, cộng số lượng tín chỉ nhiều nên Kim Liên cố gắng phân chia thời gian hợp lý. Nữ sinh đặt ra mục tiêu cho bản thân và thật nghiêm túc, kỷ luật để thực hiện đúng lộ trình đó. 

"Thời gian là vàng nên em không bao giờ để nó trôi qua trong lãng phí. Em trân trọng từng giây phút được học; làm việc và luôn cố gắng hoàn thành mọi thứ đúng giờ và trọn vẹn nhất", Nữ sinh Bách khoa Hà Nội cho biết. 

7/7 kỳ học nhận học bổng khuyến khích học tập 

Bằng sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, từ năm nhất đến hiện tại, Trần Thị Kim Liên luôn đạt GPA loại Giỏi trở lên. Trong 8 kỳ học ở Đại học Bách khoa Hà Nội, có 7/7 kỳ học nữ sinh đạt học bổng khuyến khích học tập (bao gồm học bổng loại giỏi và học bổng xuất sắc); 2 lần nhận học bổng doanh nghiệp từ tập đoàn TCE Hàn Quốc và từ Công ty TNHH Best Pacific Việt Nam.

Nữ sinh Nam Định được doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vải trao tặng học bổng học tập -0
Trong 8 kỳ học ở Đại học Bách khoa Hà Nội, có 7/7 kỳ Kim Liên đạt học bổng khuyến khích học tập và 2 lần nhận học bổng doanh nghiệp (Ảnh: NVCC)

Trước đó, Kim Liên trúng tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội với 25 điểm - mức không quá nổi trội nên Liên có chút thất vọng. Cùng với việc sống xa gia đình, thời gian đầu nữ sinh Nam Định cảm thấy khá bơ vơ, lạc lõng. 

Đại học cũng là dấu mốc sống xa nhà lần đầu tiên của Liên. Lúc chưa thích nghi với cuộc sống sinh viên, em thường nhớ gia đình, thi thoảng buồn và khóc.

Một thời gian sau, Liên cũng dần quen với việc sống một mình. Gặp việc khó, em thường gọi điện tâm sự với bố mẹ; thời gian rảnh sẽ thực hiện một số sở thích như học ngoại ngữ, nghe nhạc. Dần dà, nỗi buồn nhớ nhà cũng vơi bớt đi. 

Ngoại ngữ Kim Liên thích học là tiếng Anh và tiếng Trung. Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, phổ biến, giúp nữ sinh có thêm nguồn tài chính khi nhận dạy thêm. Do đó, Liên vô cùng hào hứng và luôn tìm kiếm cơ hội để nâng cao trình độ tiếng Anh. 

"Còn động lực để em đăng ký học tiếng Trung bởi ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc. Việc học hỏi thêm một ngôn ngữ mới sẽ thuận lợi hơn trong quá trình xin việc, giúp hồ sơ trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng giao tiếp với doanh nghiệp và khách hàng", Kim Liên cho biết. 

Bên cạnh bảng thành tích học tập đáng nể, ngay từ năm nhất, nữ sinh Bách khoa đã nhận công việc dạy thêm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Em dạy thêm môn Anh và Lý cho đa dạng đối tượng học sinh, từ tiểu học cho đến cấp 3.

Việc dạy thêm mang đến cho Liên niềm vui khi giúp học sinh hiểu bài và đạt điểm cao. Đặc biệt, hiện nay học sinh đang học chương trình mới với các bộ sách giáo khoa khác nhau. Do đó, trong quá trình dạy học, nữ sinh Nam Định cũng tìm hiểu được thêm nhiều kiến thức mới chưa từng được biết. 

Đặc biệt, được dạy và tiếp xúc gần với học sinh giúp Kim Liên rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại. Từ việc soạn giáo án, giảng đi giảng lại bài, đến khi học trò thật sự hiểu giúp Liên mềm mại, điềm tính và trưởng thành hơn. 

Nói về dự định trong thời gian ngắn, Kim Liên cho biết sẽ cố gắng cải thiện tiếng Trung; tập trung đăng ký thực tập theo đúng chuyên ngành và hoàn thành chứng chỉ Quản lý dự án do Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp với Google tổ chức. 

Nữ sinh Bách khoa cũng bày tỏ nguyện vọng tương lai sẽ được thử sức với ngành nghề Nghiên cứu và phát triển sản phẩm dệt may. Đồng thời, Liên sẽ tiếp tục duy trì công việc gia sư để trau dồi, hoàn thiện bản thân ngày càng phát triển theo hướng đa năng và toàn diện.

Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại
Giáo dục

Phong trào “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại

Ông Nguyễn Nhật Quang, Hội đồng Sáng lập VINASA - Hiệp hội phần mềm và Công nghệ thông tin Việt Nam nhìn nhận, “Bình dân học vụ số” sẽ được dẫn dắt bởi lợi ích mà công nghệ số mang lại. Do đó về phía doanh nghiệp, muốn phục vụ cho toàn dân thì chắc chắn phải tạo ra các hệ thống, công cụ thuận tiện, dễ sử dụng và mang lại lợi ích cho người dân.

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Trường học rộn ràng hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và Ngày Quốc tế Lao động (1.5.2025), các trường học tại TP. Hà Nội đã trang hoàng cờ hoa rực rỡ, tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi ý nghĩa, cho học sinh giao lưu và tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông
Giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản ký kết thoả thuận khung dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru cùng Phu nhân tới Việt Nam, hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký kết Bản Thoả thuận khung về việc dạy tiếng Nhật ở trường phổ thông Việt Nam và trao Bản Ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

 Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải
Giáo dục

Hà Nội: Sân trường sáng bừng sắc cờ Tổ quốc, cờ Đảng chào mừng 50 năm non sông nối liền một dải

50 non sông nối liền một dải – một dấu son thiêng liêng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Những ngày này tại Hà Nội, cờ Tổ quốc, cờ Đảng bay phấp phới trên sân trường, trong từng lớp học. Mỗi lá cờ là lời nhắc nhở về giá trị của độc lập, tự do và hòa bình. 

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"
Giáo dục

Ký ức hào hùng về thế hệ cán bộ, sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu"

Những năm chống Mỹ cứu nước, chỉ riêng từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc và nhiều người đã ngã xuống bên chiến hào như những người Anh hùng.

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?
Giáo dục

Những tin tức giáo dục nào hot nhất tuần qua?

Đề xuất bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí; 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng châu Á; 6/6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng tại Olympic Toán học... là các tin tức giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Giáo dục

Nhiều trường đại học sôi nổi tổ chức Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới dấu mốc thiêng liêng của dân tộc - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) nhiều trường đại học đã tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, ý nghĩa để khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tinh thần tri ân sâu sắc và khát vọng cống hiến trong thế hệ sinh viên. 

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ
Giáo dục

Sở hữu trí tuệ là “chìa khóa” cho sự phát triển bứt phá nhờ khoa học công nghệ

Đây là nhấn mạnh của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Hoàng Long tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp đập của IP", do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức ngày 25.4.