Những kết quả tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại Kon Tum

Với sự quan tâm của các cấp, ngành, việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Kon Tum đã tạo được những bước chuyển biến tích cực, thay đổi diện mạo, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

1004diem-du-li.png
Mô hình làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông

Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân

Để triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG, Kon Tum đã chủ động, tập trung triển khai xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình trên địa bàn. Đến nay, tỉnh đã ban hành cơ bản đầy đủ, kịp thời các kế hoạch triển khai thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, từ đó tạo sự nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

Công tác triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đã thực sự tạo được những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người dân được nâng cao, môi trường ngày càng được cải thiện,… đồng thời góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về xây dựng môi trường văn hóa phong phú lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa của các tầng lớp Nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Kiến thức sản xuất, trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật của người dân được nâng lên, điều kiện chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn.

Kon Tum hiện có 50/85 xã chuẩn 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM); 7 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao và 2 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu; có 65 thôn vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn NTM. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được duy trì thực hiện, đến nay toàn tỉnh có 242 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên còn hiệu lực, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 8 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, 19 sản phẩm đạt 4 sao. Đã có 8 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị quốc gia.

dang.jpg
Người dân chung tay làm đường giao thông, xây dựng nông thôn mới

Về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, ước đến hết năm 2024, có 5 xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất ở đạt 99,3% (đạt 100,31% kế hoạch), tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có đất sản xuất đạt 99,4% (đạt 100,42% kế hoạch); thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 10.220 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 6,84% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh); có 6.258 hộ thoát nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm hộ nghèo là 4,19%. Năm 2024 phấn đấu hoàn thành mục tiêu mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3-4%/năm, trong đó các huyện nghèo đạt mức giảm 6-8%/năm.

Năm 2024, Kon Tum đã phân bổ, giao dự toán ngân sách Trung ương và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 cho các sở, ngành và địa phương thực hiện 3 Chương trình MTQG đảm bảo theo yêu cầu, tiến độ của Trung ương, với tổng dự toán hơn 1.354 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 798 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 556 tỷ đồng, bằng 100% dự toán Trung ương giao.

Để thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG, Kon Tum đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên, sâu rộng. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện các Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các Chương trình MTQG theo quy định; đã thành lập và tổ chức các Đoàn đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện tại các địa phương.

Có thể nói, nhờ thực hiện các Chương trình MTQG, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa đã có bước phát triển; tỷ lệ hộ đói nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và các tệ nạn xã hội giảm dần; trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao; chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường lớp học đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn các huyện nghèo, các xã khó khăn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.

1xe-dang-ca-ph.jpg
Kon Tum sẽ tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tín dụng, hướng đến giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Trong quá trình triển khai các Chương trình MTQG, Kon Tum vẫn còn gặp một số tồn tại, hạn chế như: Tiến độ xây dựng, ban hành thể chế, chính sách quản lý, tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện các Chương trình MTQG của bộ, ngành Trung ương chưa chưa đồng bộ, kịp thời,... gây khó khăn và ảnh hưởng đến việc triển khai các khâu phân bổ, giao kế hoạch thực hiện, giải ngân vốn các chương trình tại địa phương; Trung ương phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình MTQG còn chậm; việc huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách đầu tư vào chương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; Chất lượng xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ tái nghèo, hộ nghèo phát sinh mới hàng năm còn cao...

Để thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG trong thời gian tới, Kon Tum sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp truyền thông, thông tin về các Chương trình MTQG gắn với thực hiện có hiệu quả 2 cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và 2 phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, tạo sự lan tỏa trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tăng cường lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu trong phân bổ, sử dụng nguồn lực bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, dàn trải.

Địa phương

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hoạt động chính quyền

Lâm Đồng thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI đã diễn ra thành công, thống nhất cao với chủ trương thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận; đồng thời thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư
Hoạt động chính quyền

Ninh Thuận tham vấn về khoảng cách an toàn từ nhà máy điện hạt nhân đến khu dân cư

Ngày 25.4, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị phối hợp tham vấn, xác định khoảng cách an toàn giữa khu vực xây dựng nhà máy và khu dân cư, cũng như các công trình dân sinh nằm trong vùng ảnh hưởng của dự án.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa
Địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), sáng 24.4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh đến thăm, tặng quà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tiêu biểu đang sinh sống trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. 

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).