Những "điểm sáng" giảm nghèo bền vững tại huyện Quỳnh Nhai

Được sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của UBND tỉnh Sơn La, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của cả huyện Quỳnh Nhai trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, nên đã đạt được những kết quả khả quan, kinh tế- xã hội địa phương có nhiều khởi sắc.

Nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ kịp thời

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần Chị thị số 01/CT-TTg ngày 6.1.2017 của Thủ tướng Chính phủ, Hướng dẫn của các Bộ, ngành, trung ương, của tỉnh, huyện Quỳnh Nhai đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phòng ban chuyên môn và các xã tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật, các văn bản có liên quan đến thực hiện các tiểu Dự án thuộc Chương trình 30a; chương trình 135 trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Huyện đã giao các cơ quan chuyên môn quản lý, chủ trì và triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn như: Phương án hỗ trợ sản xuất, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, các chính sách an sinh xã hội, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động... Huyện cũng đã triển khai thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của HĐND tỉnh. Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực ngành, các cơ quan đơn vị đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tại các cuộc họp bản, xóm nội dung chế độ chính sách về giảm nghèo.

Những kết quả giảm nghèo bền vững tại huyện Quỳnh Nhai, Sơn La -0
Nuôi cá lồng trên sông Đà đang phát triển ở Quỳnh Nhai

Từ chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo, người nghèo; Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho 7.194 hộ trên địa bàn huyện vay vốn với tổng số tiền: 228.436,5 triệu đồng; gồm: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay học sinh sinh viên, cho vay nước sạch nông thôn, cho vay từ Quỹ Quốc gia việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay trồng rừng và chăn nuôi … Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có ý thức trong việc sử dụng vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho gia đình.

Về chính sách khác như: Hỗ trợ về y tế, huyện Quỳnh Nhai có 214.788 lượt người có thẻ BHYT khám chữa bệnh; số lượt học sinh nghèo, cận nghèo được hỗ trợ lên 50.271 học sinh, hỗ trợ tiền điện cho 50.016 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Từ nguồn kinh phí vì người nghèo của huyện, của tỉnh và  ủng hộ đóng góp của các tổ chức, cá nhân và cán bộ công chức và nhân dân toàn huyện đã hỗ trợ làm nhà cho 27 hộ, kinh phí 433,8 triệu đồng. Huyện cũng đã hỗ trợ cho đồng bào DTTS, hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc nghèo ở vùng khó khăn mua giống ngô, phân bón cho 8.734 hộ.

Từ nguồn vốn Chương trình 30a đã phân bổ là 117.492 triệu đồng, huyện đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng là 61.860 triệu đồng để triển khai thực hiện thanh toán cho 88 công trình dự án. Trong Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn với tổng nguồn kinh phí 55.632 triệu, Huyện đã chỉ đạo các xã lập 38 Phương án hỗ trợ sản xuất cho 2.863 hộ nghèo, cận nghèo các giống bò cái sinh sản, giống Dê địa phương; cụ thể, đã cung ứng được 3.053 con giống và hỗ trợ chuồng trại. Tiếp đó, Huyện đã phê duyệt phương án hỗ trợ kinh phí mua 279.250 liều vắc xin để tiêm phòng cho gia súc với kinh phí thực hiện 3.514,640 triệu đồng.

Đối với Chương trình 135, tổng vốn triển khai trung hạn cho Huyện là 28.995.0 triệu đồng. Huyện đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn tổng nguồn kinh phí  24.296,5 triệu đồng. Trong đó, phân bổ 24.296,5 triệu đồng để triển khai thực hiện thanh toán cho 46 công trình dự án (Gồm: 4 dự án khởi công mới và 22 dự án chuyển tiếp, 20 dự án duy tu bảo dưỡng). Vốn sự nghiệp Huyện được cấp 4.698,5 triệu đồng, đã thực hiện duy tu bảo dưỡng 20 công trình với kinh phí 1.884 triệu đồng; hỗ trợ 1.543 hộ với 416 tấn phân bón NPK Lâm Thao, hỗ trợ mua bò cái, dê cái sinh sản cho 138 hộ xã Chiềng Khay, hỗ trợ tiền cho hộ nghèo 100 hộ, cận nghèo 38 hộ.

Huyện đã xây dựng phương án mô hình nuôi cá lồng cho 37 hộ tại xã Chiềng Bằng. Qua triển khai thực hiện mô hình phát triển tốt đã được nhân rộng tại các xã trên địa bàn huyện. Đến thời điểm báo cáo, toàn huyện có 6.851 lồng cá, đa số lồng cá hoạt động có hiệu quả, đảm bảo theo quy trình kỹ thuật; giống cá nuôi chủ yếu là cá Nheo, cá Lăng, cá Trắm cỏ, cá Rô phi.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 

Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Quỳnh Nhai, từ thực tế thực hiện, đã để lại những kinh nghiệm trong quá trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã được thực hiện công khai dân chủ, cơ bản phản ánh đúng thực trạng nghèo trên địa bàn. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 giảm từ 20,5% xuống còn 16,8% năm 2019 giảm 3,7%. Tỷ lệ cận nghèo năm 2016 12,2%, đến năm 2019 xuống còn 10,27%. Kết quả thực hiện đã đưa các xã, bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, huyện Quỳnh Nhai còn 2 xã (Chiềng Khay, Mường Sại) và 47 bản đặc biệt khó khăn; có 8 xã khu vực II, 1 xã khu vực I.

Tổng số bản hoàn thành Chương trình 135 tại thời điểm thời điểm báo cáo gồm 6 bản. Các đối tượng đã đảm bảo đạt mục tiêu giảm nghèo, tuy nhiên để phù hợp, cần mở rộng đối tượng thụ hưởng như hộ mới thoát nghèo, để tránh nguy cơ tái nghèo. Các hoạt động của dự án được thiết kế cơ bản phù hợp, đồng bộ, tuy nhiên kinh phí bố trí còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu được phê duyệt…

Trong thực tế triển khai tại địa bàn huyện, đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế như: Trong cơ cấu vốn giao cho các dự án khởi công mới chậm, đa số có khối lượng hoàn thành thấp, nguồn vốn tỉnh giao chậm, dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án chưa đảm bảo thời gian theo quy định của Luật Đầu tư công. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao; trình độ nhận thức, kinh nghiệm của đa số hộ nghèo còn hạn chế, kỹ thuật sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp; một số hộ chưa biết hạch toán kinh tế dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay thấp, trả nợ không đúng hạn; một số hộ nghèo chưa tự cố gắng vươn lên, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Một số chính sách. Văn bản hướng dẫn của Trung ương và tỉnh thay đổi, chậm hoặc khó áp dụng trên thực tế đã gây một số khó khăn cho cơ sở. Tuy nhiên, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, huyện Quynh Nhai trở thành huyện có mức độ phát triển KT-XH khá trên địa bàn toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo còn 11%, đang là động lực cho chính quyền và nhân dân nỗ lực vươn lên quyết tâm tới đích.

Địa phương

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tặng quà tại huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và huyện Kim Bôi
Địa phương

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tặng quà tại huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và huyện Kim Bôi

Tiếp tục Chương trình thăm, tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã thăm, tặng quà gần 400 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và huyện Kim Bôi với tổng giá trị quà tặng hơn 387 triệu đồng.

Xã Minh Quang - xã NTM nâng cao đầu tiên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của thành phố Hà Nội mang diện mạo tươi mới, yên bình và đáng sống
Trên đường phát triển

Sức vươn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư lớn của thành phố Hà Nội, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã có nhiều đổi thay tích cực; khoảng cách hai miền xuôi - ngược ngày một được rút ngắn; đến nay, 100% xã vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của thành phố Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 1 xã NTM nâng cao. Hà Nội đang tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.

Cảnh sát biển chúc Tết, động viên lực lượng chống khai thác IUU trên biển Tây Nam
Địa phương

Cảnh sát biển chúc Tết, động viên lực lượng chống khai thác IUU trên biển Tây Nam

Trong hải trình kiểm tra thực tế tại vùng biển Tây Nam, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã gửi lời chúc Tết, động viên các lực lượng làm nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU). Dù thời tiết khắc nghiệt, đoàn vẫn tiến hành các hoạt động kiểm tra, nắm bắt tình hình, đồng thời tuyên truyền, tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ, ngư dân.

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán
Trên đường phát triển

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đây là dịp cao điểm mua sắm trong năm của người dân trên khắp cả nước. Để bình ổn thị trường dịp Tết, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng khan hiếm hàng hóa và tăng giá bất hợp lý, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Địa phương

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cách đây tròn một năm, Cảng Quốc tế Long Sơn đón chuyến tàu container đầu tiên, chở gần 400 TEU hàng nội địa. Sự kiện này mở ra giai đoạn kết nối tuyến vận tải biển đến đảo Long Sơn từ các cảng biển trong cả nước. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Cảng quốc tế Long Sơn trên bản đồ cảng biển Việt Nam.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trao tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân, lao động, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Địa phương

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trao tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân, lao động, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 17.1, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, ĐBQH tỉnh Hoà Bình đã thăm, tặng quà Tết cho người nghèo, học sinh và đội ngũ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Cao Phong và thành phố Hòa Bình.

Hoa từ các nhà vườn về phố
Địa phương

Miền Tây rộn ràng đón Tết

Những ngày này, không khí Tết đã rộn ràng trên khắp nẻo đường từ phố phường đến miền quê các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từng chuyến xe, chuyến đò ngược xuôi tấp nập chở hàng hóa đưa Xuân đến mọi miền, hứa hẹn một năm mới nhiều tươi vui, thành công và hạnh phúc.

Hòa Bình: Người dân tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông
Địa phương

Hòa Bình: Người dân tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông

Chiều 17.1, Công an tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình trật tự, an toàn giao thông từ khi triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, ngày 26.12.2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Nông dân huyện Lục Yên sử dụng vốn chính sách đầu tư phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống
Địa phương

Dấu ấn vốn chính sách trên vùng đất ngọc Lục Yên

Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng di tích lịch sử, khảo cổ, Lục Yên - huyện miền núi Đông Bắc của tỉnh Yên Bái còn được biết đến với địa hình núi cao, rừng thẳm và 18 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% cùng 3/4 thôn bản ở vùng sâu, vùng xa; công tác giảm nghèo nơi đây trở thành thách thức. Mặc dù vậy, đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vẫn kiên trì, nỗ lực suốt 22 năm qua, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Yên.