Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7.5.1954 - 7.5.2024)

Nhớ về một thời “chị gánh, anh thồ”

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến không ngại hiểm nguy gian khó tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược… góp phần quan trọng làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Giờ đây, những chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi năm nào phần lớn đã trở về với cát bụi, số còn lại cũng đã quá tuổi “cổ lai hy”, song ký ức về những ngày tháng gian khổ mà hào hùng cách đây 70 năm không bao giờ phai mờ.

Những ký ức khó phai

Cùng với cả nước hướng về Điện Biên, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ ở tổ dân phố 8, phường Nam Thanh, TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), nơi bà Nguyễn Thị Lý đang sống; bà Lý là dân công hỏa tuyến tham gia vận chuyển lương thực cho bộ đội ta tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

Năm nay đã bước sang tuổi 89, nhưng ký ức về một thời gánh gạo, mở đường vượt rừng, vượt thác, núi cao, vực sâu… vẫn vẹn nguyên trong tâm trí bà. Đặc biệt, mỗi khi có người nhắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ hay dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong (TNXP), bà Lý lại như trở về khí thế của tuổi đôi mươi. Biết chúng tôi muốn nghe lại câu chuyện “chị gánh, anh thồ”, ngày nào, ánh mắt bà rạng rỡ hẳn lên như chạm vào những kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Ký ức về những tháng năm không thể nào quên đó lại ùa về.

Sinh ra và lớn lên ở thôn An Lạc, xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), đến năm 1953, cô gái Nguyễn Thị Lý tròn 18 tuổi. Hưởng ứng lời hiệu triệu toàn dân tham gia vận tải lương thực phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, hăm hở xung phong lên đường phục vụ Chiến dịch. “Thời điểm ấy, trong thôn, xã đâu đâu cũng có khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Rất nhiều người dân tình nguyện tham gia phục vụ chiến dịch, vì vậy đường ra mặt trận đông như ngày hội; cả thôn, cả xã chỉ còn người già, trẻ em ở lại” - bà Lý bồi hồi nhớ lại.

A1 - Đoàn dân công gánh gạo phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Đoàn dân công gánh gạo phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Sau khi vượt qua các “vòng tuyển”, bà Lý cùng hàng trăm người khác đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho chiến trường Điện Biên Phủ. Ngày đó, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Lược, huyện Thọ Xuân và kho Cẩm Thủy. Từ đây, lương thực tiếp tục được vận chuyển bằng nhiều hướng với nhiều cung đường khác nhau để bảo đảm an toàn, bí mật, tránh quân địch phát hiện, như: cung đường từ Thọ Xuân lên Lang Chánh rồi đến Hồi Xuân (huyện Quan Hóa); cung đường từ Thọ Xuân qua Cẩm Thủy, lên Bá Thước rồi đưa về Hồi Xuân. Chặng xa hơn, hàng từ Hồi Xuân đến Suối Rút, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Từ đây, hàng tiếp tục được chuyển qua ngã ba Cò Nòi (tỉnh Sơn La) rồi qua đèo Pha Đin, đến huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên). Sâu hơn, hàng tiếp tục được chuyển vào kho lớn tại khu rừng Nà Tấu, cách trận địa gần 40km. Một hướng khác đi từ Phú Lệ, huyện Quan Hóa, xuyên rừng qua huyện Mường Lát, sang Thượng Lào rồi vòng về Điện Biên...

Trong căn nhà cấp bốn đơn sơ, bà Lý tự hào kể lại một thời khói lửa. Ngày ấy, trung bình mỗi chị em phụ nữ gánh khoảng 20kg gạo từ Thọ Xuân lên kho ở Suối Rút (tỉnh Hòa Bình) để vận chuyển đi Sơn La và lên chiến trường Điện Biên Phủ. Đoàn dân công tải lương lên Điện Biên Phủ phải đi nhiều đường khác nhau để tránh sự phát hiện của mật thám, máy bay địch. Màn đêm buông xuống là lúc các anh, các chị gánh gạo ra chiến trường.

Để đưa gạo đến nơi an toàn là cả một quá trình gian nan, vất vả không lời nào tả hết. Bên cạnh phải tránh bom đạn, các dân công hỏa tuyến phải vượt qua đường rừng hiểm trở, dốc cao, vực sâu, muỗi rừng. Nhiều người bị vắt cắn, muỗi đốt khiến sốt rét, lở ngứa. Bên cạnh đó, cơm ăn, nước uống và các điều kiện chữa bệnh thiếu thốn, nhiều người đã mãi mãi ra đi. Nhưng với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, từng đoàn xe đạp thô sơ, người gánh bộ nườm nượp nối nhau vượt qua núi cao, đèo sâu vào chiến dịch. Từ chuyến đi đầu tiên đó, bà Lý không nhớ nổi đã tham gia bao nhiêu chuyến và vận chuyển bao nhiêu hàng hóa lên Điện Biên. Cho đến một ngày, họ được đồng đội tuyến trên truyền tin: Điện Biên Phủ đã giải phóng! Ngay lập tức, cả khu rừng trầm lặng hàng ngày như vỡ òa bởi tiếng hò reo của hàng vạn dân công.

Lịch sử luôn khắc ghi

Những đóng góp to lớn của lực lượng TNXP và dân công hỏa tuyến trong việc tải lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ đã góp phần đưa Thanh Hóa trở thành hậu phương lớn nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Những lần Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển lương thực, tỉnh này đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu. Điển hình, trong đợt đầu, Trung ương giao Thanh Hóa huy động và vận chuyển 1.352 tấn gạo (giao tại Hồi Xuân), 100 tấn thực phẩm (giao tại Sơn La). Đợt 2, huy động và vận chuyển 1.000 tấn gạo và 165 tấn thực phẩm giao tại Km22 đường 41, Thanh Hóa đã hoàn thành trước thời hạn 3 ngày.

Khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn kết thúc, do yêu cầu khẩn cấp của chiến trường, Trung ương giao Thanh Hóa huy động đợt 3 với chỉ tiêu 2.000 tấn gạo và 282 tấn thực phẩm. Lúc này thóc dự trữ của tỉnh không còn, mùa vụ chưa đến kỳ thu hoạch, nhân dân đã “dốc bồ, đổ thúng” cung cấp cho tiền tuyến những hạt thóc cuối cùng; nhiều gia đình phải ăn ngô non, khoai sắn thay cơm dành gạo cho tiền tuyến. Để có đủ lương thực cho bộ đội ăn no đánh thắng, Thanh Hóa chủ trương huy động nhân dân ra đồng cắt tỉa từng nhánh lúa, bông lúa chín. Kết quả vượt chỉ tiêu giao, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sau những tháng năm tham gia tải lương phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, những dân công hỏa tuyến như bà Lý tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; bà Nguyễn Thị Lý đã được Nhà nước ghi công và tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

70 năm trôi qua, giờ đây những người “thồ hàng, gánh gạo, mở đường cho xe qua” như bà Lý còn lại rất ít. Nhưng những đóng góp của bà và đồng đội sẽ mãi mãi được lịch sử, được dân tộc tôn vinh và các thế hệ con cháu khắc ghi. Như Tổng Bí thư Lê Duẩn từng khẳng định: “không có hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh) thì không có Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Xã hội

Phó Giám đốc BHXH Khu vực I Đàm Thị Hòa trao tặng sổ BHXH tự nguyện cho NLĐ khó khăn tại Hoàn Kiếm.
Đời sống

Tặng sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Mới đây, tại Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2025 quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội; Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm và Ngân hàng Vietinbank trao tặng sổ BHXH tự nguyện cho 18 người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Đẩy mạnh thông điệp truyền thông với chủ đề xuyên suốt “Bảo hiểm xã hội - An tâm cho mọi gia đình”
Xã hội

Bảo hiểm xã hội - An tâm cho mọi gia đình

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn hướng dẫn BHXH các khu vực, BHXH các tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên toàn quốc nhằm hưởng ứng Tháng Vận động triển khai BHXH toàn dân, Tháng Công nhân và Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động.

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đang làm nhiệm vụ kiểm tra phương tiện giao thông
Xã hội

Đắk Lắk: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 và 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo lưu lượng người và phương tiện lưu thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Huy Thành về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và việc triển khai thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP.

Xứng đáng với niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân
Đời sống

Xứng đáng với niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân

Thấm nhuần lời dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Lương y phải như từ mẫu", trong suốt những năm qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện toàn diện theo phương châm "Sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật". Với tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chính quy, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, đội ngũ thầy thuốc nơi đây đã và đang mang đến sự hài lòng cho người bệnh, góp phần củng cố niềm tin yêu của bộ đội và Nhân dân đối với hình ảnh "Người thầy thuốc quân y - Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới.

BHXH Việt Nam lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người tham gia.
Đời sống

Sẵn sàng đột phá, bước vào kỷ nguyên thịnh vượng

Nửa thế kỷ trôi qua kể từ đại thắng Mùa xuân năm 1975, toàn Đảng, toàn quân và dân ta luôn giữ vững niềm tin, với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Với ngọn lửa xuyên suốt hành trình xây dựng đất nước, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, với những bước chuyển mình mạnh mẽ, để lại dấu ấn đặc sắc trong công cuộc cải cách toàn diện tổ chức bộ máy, hướng tới một nền hành chính hiện đại, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người tham gia.

Tác phẩm độc đáo “Nu bằng lăng chậu xoay” của nghệ nhân Trần Văn Thọ (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột)
Xã hội

Sinh vật cảnh hội tụ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Tại Quảng trường 10.3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh TP. Buôn Ma Thuột lần thứ II - năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh nguồn IT
Xã hội

Dự báo thời tiết dịp lễ 30.4 – 1.5 trên cả nước

Nhận định mới nhất về dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ, chiều 29.4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời điểm này đang trong thời kỳ chuyển mùa, đồng thời nắng nóng trong những ngày tới có thể gây tác động đến sức khỏe người dân. Do đó người dân cần chuẩn bị những biện pháp phòng tránh, an toàn sức khoẻ để có một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn nhất.

 Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xã hội

Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những tấm pano cổ động, từng con phố rợp cờ đỏ sao vàng, người Hà Nội xúng xính áo dài checkin cờ Tổ quốc; Thủ đô những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30/.4.2025).

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4
Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4

Đồng hành cùng những dấu mốc trọng đại của đất nước, Cục Báo chí phối hợp với VietinBank xây dựng Trung tâm Báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - nơi làm việc và tác nghiệp của hơn 700 phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước.