Nhà khoa học xuất sắc đầu quân về Đại học Quốc gia Hà Nội được hỗ trợ 3 tỷ đồng trở lên

Thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã triển khai chính sách thu hút nhà khoa học xuất sắc.

Cụ thể, ĐHQGH triển khai chính sách thu hút các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc, ở trong và ngoài nước (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài), có mong muốn tham gia nghiên cứu khoa học, đảm nhận các vị trí Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ mà ĐHQGHN định hướng nghiên cứu ưu tiên.

Thông tin từ ĐHQGHN cho biết, các nhà khoa học xuất sắc sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước và ĐHQGHN; ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng chung của ĐHQGHN; được đảm bảo các điều kiện việc làm, trang thiết bị và triển khai cơ chế chính sách theo thỏa thuận để có thể đẩy mạnh các lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn của Việt Nam;

Đặc biệt, được đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ 03 tỷ đồng trong 03 năm; được đề xuất đầu tư tăng cường năng lực để phát triển nhóm nghiên cứu mạnh.

Hình thức làm việc: Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết Hợp đồng làm việc/Hợp đồng lao động/Hợp đồng thuê khoán chuyên môn. Tùy theo hình thức ký kết hợp đồng, các nhà khoa học có thể chủ động làm việc tại ĐHQGHN, trong nước và nước ngoài...

 Danh mục định hướng nghiên cứu ưu tiên:

Lĩnh vực chuyên môn

Hướng nghiên cứu

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TÍNH TOÁN

1.     Khoa học máy tính

2.     Khoa học dữ liệu

3.     Toán học

4.     Kỹ thuật điện

5.     Khoa học và Kỹ thuật Máy tính

6.     Công nghệ AI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG

7.     Kỹ thuật điện tử

8.     Vật lý chất rắn

9.     Khoa học vật liệu

10.  Kỹ thuật cơ khí

11.  Kỹ thuật cơ/điện tử

12.  Robot và thiết bị chăm sóc sức khỏe

13.  Vật liệu y sinh 

14.  Công nghệ chẩn đoán hình ảnh y khoa

15.  Chip, vi mạch, bán dẫn

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỰ SỐNG

16.  Phân tích thuốc

17.  Hóa học các hợp chất thiên nhiên

18.  Sinh học phân tử/sinh hóa

19.  Nghiên cứu thuốc tự nhiên

20.  Khoa học sức khỏe

21.  Khoa học thực phẩm

22.  Công nghệ Enzyme & Protein

23.  Kỹ thuật xử lý

24.  Kỹ thuật sản xuất

25.  Kỹ thuật nông nghiệp

26.  Nông nghiệp số.

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG

27.  Lượng giá tài nguyên thiên nhiên giám sát, cảnh báo và bảo vệ môi trường

28.  Dự báo thiên tai

29.  Năng lượng mới, năng lượng tái tạo

30.  Biến đổi khí hậu

KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH TẾ

31.  Quản lý/Kinh tế

32.  Kinh tế lượng

33.  Nghiên cứu đổi mới sáng tạo

34.  Kỹ thuật công nghiệp

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI

35.  Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế đương đại

36.  Bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng - an ninh

37.  Tư vấn chính sách

38.  Quan hệ khu vực và quốc tế, vị thế của Việt Nam

KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ NGHỆ THUẬT

39.  Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, hội nhập văn hóa thế giới

40.  Khai thác, phát huy tiềm năng du lịch

41.  Tư vấn phát triển

42.  Khoa học sáng tạo

CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Theo đề xuất của nhà khoa học.

Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31.7.2023 của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ Thông tư số 05/2023/TT-BKHCN ngày 22.5.2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung về thu hút, sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học công nghệ và nhu cầu hoạt động.

Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Cô giáo tâm huyết với nghề
Giáo dục

Cô giáo tâm huyết với nghề

Tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, cô giáo Vũ Thị Vân (SN 1976), Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) luôn được đồng nghiệp, học sinh tin yêu.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.