Người con của gấu mẹ vĩ đại

Gojko Mitic đã làm cho người ta tin anh là người da đỏ trong 15 bộ phim kể từ năm 1966, trong đó có phim Những đứa con của Gấu Mẹ vĩ đại, Oskeola, Anh em chung một dòng máu...

      Năm 1964, các nhà điện ảnh Đông Đức bắt đầu tìm đến đề tài thổ dân da đỏ, và họ mời đạo diễn Tiệp Khắc Josef Mach dàn dựng. Mở đầu loạt phim này là Những đứa con của Gấu Mẹ vĩ đại, mượn bối cảnh núi rừng sông suối ở Nam Tư. Tại đây, đạo diễn phát hiện ra một chàng trai địa phương có thể hình săn chắc dẻo dai, khuôn mặt xương xương với đường nét hoang dã một cách ấn tượng và khả năng cưỡi ngựa siêu phàm nên anh mời làm diễn viên chính. Chàng “lính mới” này ít nhiều cũng từng có dịp làm quen với điện ảnh: năm 1960, sau khi tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao Belgrad, anh đã lên hình với tư cách người đóng thế trong bộ phim Lanselot và nữ hoàng và ba năm sau đã thử nhập vai thổ dân da đỏ trong loạt phim của điện ảnh Tây Đức về Winnetou, thủ lĩnh của bộ lạc Apache... 
      Thế là Gojko Mitic – nghệ danh của diễn viên đó – cùng đoàn làm phim thực hiện một lèo 15 bộ phim về thổ dân da đỏ, nổi bật nhất là nhân vật Chingachgook, trang hiệp sỹ dũng mãnh và mưu trí của những người dân bản xứ Bắc Mỹ.
      Năm 1966, Những đứa con của Gấu Mẹ vĩ đại trình làng ở Đông Đức, tạo nên cơn sốt phim phiêu lưu mạo hiểm trong giới trẻ và phấn khích trong hãng phim DEFA để ngay năm sau, 1967, hãng này cho ra đời Chingachgook - Con rắn to do đạo diễn Richard Groschopp chuyển thể từ tiểu thuyết Chiến tuyến đầu tiên (The Deerslayer First Warpath) của nhà văn lãng mạn Mỹ James Fenimore Cooper (1789-1851). Chỉ một năm sau khi chiếm lĩnh trái tim của 11 triệu người dân Đông Đức, bộ phim được Liên Xô mua về để chiếu, thế là ngôi sao Gojko Mitic mọc lên rạng rỡ trong mắt 1/6 số dân trên toàn trái đất, tiếp đó là các nước xã hội chủ nghĩa khác. Từ cuối thập niên 1960 đến nửa đầu thập niên 1970, những phim về thổ dân da đỏ pha chất cao bồi viễn Tây của hãng DEFA đã được lan truyền với sức mạnh không thua gì cơn sốt Tarzan hồi thập niên 1950. Tất cả các rạp chiếu phim đều bị chiếm lĩnh bởi những Dấu vết chim ưng (1968), Những con sói trắng (1969), Sai lầm chết người (1970), Oskeola (1971), Tecumseh (1972), Pachen (1973), Ulzana (1974). Ở hai bộ phim ApachenUlzana, phim trường được thiên di sang vùng đất Trung Á, quay tại Samarkand, trên sông Amudaria ở urkmenia (Liên Xô), Gojko Mitic còn tham gia với tư cách nhà biên kịch. Rất tiếc là cho đến lúc này, chất lượng của những bộ phim cuối đã suy giảm đáng kể so với trước, mối quan tâm của khán giả cũng phai nhạt dần dần... Chuỗi phim về thổ dân da đỏ của DEFA với diễn viên Gojko Mitic còn kéo dài tiếp tục với Anh em chung dòng máu (1975) và khép lại với Thủ lĩnh Lông Trắng (1983). Sau đó, nghệ sỹ còn xuất hiện trong một số bộ phim, nhưng không còn là thổ dân da đỏ nữa, chẳng hạn trong thiên truyện truyền hình nhiều tập nổi tiếng Hồ sơ thần chết, Cô hầu của hai ông chủ, thậm chí còn trình làng với tư cách đạo diễn của một số bộ phim thiếu nhi... 

      Sau tất cả những biến cố diễn ra với bức tường Berlin và hãng phim lừng danh DEFA, Gojko Mitic ở lại nước Đức, đầu quân về nhà hát của thành phố Bad Segeberg gần Hamburg và cộng tác với đài truyền hình... Tuy không còn thời vàng son, song trong những năm gần đây,  những bộ phim cổ điển của Đông Đức đã không bị quên lãng. Công ty Icestorm thành lập năm 1997 phát hành hơn 400 băng hình video, đĩa DVD đủ các thể loại do Đông Đức sản xuất, kể cả phim hoạt hình và các chương trình TV. Theo kết quả thống kê từ các điểm cho thuê, thu nhập trong một năm lên tới 5 triệu euro, đối tượng khán giả ngày một mở rộng: từ 2/3 là người sống ở Đông Đức, nay dân Tây Đức đi xem những bộ phim đó ngày một tăng. Văn hóa phía đông trở thành mốt, khán giả ở độ tuổi ba mươi vẫn tiếp tục yêu thích Gojko Mitic. Trong một cuộc giao lưu trên truyền hình Mỹ do nữ Vô địch Thế giới về trượt băng nghệ thuật Catherina Witt chủ trương nhằm giới thiệu lại những gương mặt nổi tiếng thời Cộng hòa Dân chủ Đức, Gojko Mitic được mời tham gia đầu tiên và tâm sự: bây giờ, đã trôi qua bao năm, mọi người vẫn đến với tôi. Vào tháng 4.2006, khi được báo Izvestia (Nga) hỏi thăm giờ ông đang làm gì, Gojko Mitic tâm sự: “Thời gian gần đây tôi tham gia vào nhiều vở kịch và vẫn thường xuyên đóng phim. Tôi đóng vai trong nhiều bộ phim, song sự tiếp nhận của khán giả thì không được như trước nữa, quả thật là trong những phim đó tôi chỉ đóng vai phụ. Đó là chuyện sau khi thống nhất nước Đức. Trên sân khấu thì tôi đóng rất nhiều vai thú vị, ví dụ, Spartacus, vở diễn này rất thành công trên sân khấu ngoài trời, cũng như Truffaldino từ xứ Bergamo trong vở Đầy tớ của hai quý ông, De D`Artangnan trong Ba chàng lính ngự lâm, Robin Hood... tôi đóng nhiều vai khác nhau và vẫn rất dễ nhận ra tôi ở những nhân vật đó. Tất nhiên, sân khấu có những quy luật riêng của nó, chứ không như ở điện ảnh. Như nhiều diễn viên đã nói: sân khấu là cả một thế giới, nơi tôi có thể lớn lên, trưởng thành cùng với nhân vật của mình và có những nhìn nhận khác nhau, hôm nay tôi diễn thế này, nhưng mai lại có thể diễn khác. Còn trong điện ảnh thì trước mặt anh là cả một núi sắt thép, là những máy móc ghi hình, mà anh lại không thể biết mình diễn như thế này khán giả có ưng không. Phim đã quay rồi, không thể nào thay đổi được nữa. Tôi đã lên sân khấu biểu diễn hơn chục năm trời và ngay sau khi nước Đức thống nhất, tôi bắt đầu làm quen với sân khấu ngoài trời. Chúng tôi diễn những vở kịch lớn, mỗi suất diễn có đến 7.000-8.000 khán giả. Biểu diễn như thế đương nhiên là khá nặng nề - tất cả đều diễn ra ngay trước mắt khán giả. Ở đấy có ngựa, diễn viên phải lên yên, phải phi ngựa và chiến đấu trên lưng ngựa, nghĩa là diễn viên phải được chuẩn bị rất kỹ và phải có phong độ cao, trong khi đó vẫn phải đảm bảo nghệ thuật diễn xuất. Nhưng nhờ đó mà anh không còn có thời gian để mà già đi. Thời tôi sống ở Cộng hòa Dân chủ Đức, mọi người không quan tâm nhiều đến cuộc sống riêng tư của người khác như bây giờ: anh muốn làm gì, làm như thế nào, gặp gỡ những ai, chuyện giữa hai người với nhau, người khác không cần quan tâm đến... Bây giờ, dưới ảnh hưởng của báo chí tầm thường, con người ta trở nên tò mò, thóc mách, cái gì cũng muốn biết... Tôi coi điều đó là rất đáng sợ, tôi không thể hiểu nổi người ta cứ sục sạo vào cuộc sống riêng tư của người khác để làm gì. Cuộc sống riêng tư, đó là một chiếc rương nho nhỏ có chứa bảo vật bên trong, nó thuộc về chỉ một con người thôi, con người đó có quyền giữ lại cho riêng mình, người ngoài đừng có nhòm ngó vào đấy làm gì”...  
      Điều lạ lùng là khi đóng phim với DEFA, Gojko Mitic vẫn chưa hề đặt chân đến xứ sở của người da đỏ. “Mãi tới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tôi mới đến thăm họ được mỗi một lần,  nhưng tất cả những gì tôi được nếm trải ở đấy tuyệt không thể tả. Họ đã đón tôi như đón người của mình, mặc dù nói chung họ rất thận trọng đối với người da trắng. Điều này cũng dễ hiểu – sau tất cả những gì mà người da trắng đã gây nên với người da đỏ trong lịch sử. Còn chuyện của ngày hôm nay thì sao? Khi hay tin nước Mỹ muốn đóng vai trò một viên cảnh sát ở châu âu, tôi cho rằng tốt hơn hết nước Mỹ hãy giải quyết hàng loạt vấn đề tồn tại ở nước mình đi đã. Chuyện cư xử với người da đỏ cho đến bây giờ vẫn đang tồn tại. Những người Mỹ da trắng đã liệt kê được tổng cộng trên 400 vấn nạn, mà chẳng vấn nạn nào được xem xét cả”. 
      Việc suốt đời hóa thân vào người thổ dân da đỏ là có hại hay có lợi cho cuộc sống của nghệ sỹ? Đáp lại câu hỏi này, Gojko Mitic kết luận:
      - Hẳn là có lợi chứ. Khi tôi nghiên cứu lịch sử thổ dân da đỏ, tôi học được rất nhiều ở họ. Mối quan hệ của họ với thiên nhiên, triết lý sống của họ... là rất có giá trị đối với ngay cả xã hội hiện nay, khi tất cả đều đổ xô theo lợi nhuận. Thổ dân da đỏ đã đúng ở chỗ phải phấn đấu để đạt mục đích chủ yếu, đạt tới những giá trị thực sự quan trọng cho cuộc sống. Chúng ta đang hủy hoại môi trường xung quanh, kết quả là chúng ta chỉ có được thứ nước không thể dùng để uống, chúng ta không có được thứ không khí dùng để thở, chúng ta đã đánh bả đất đai để rồi phải ăn uống những thứ độc hại đó... Tính tham lam của chúng ta đang chống lại chính chúng ta.

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.