Ngọn nguồn sức mạnh chiến thắng

Bài 1: Tin vào Đảng, tin vào Bác Hồ

70 năm trước, hàng trăm nghìn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… với khát vọng độc lập, hòa bình và niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ đã góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cũng chính tinh thần ấy đã được mang theo vào công cuộc tái thiết và phát triển Điện Biên sau này.

“Giá mà không bị thương trong trận cuối cùng đánh đồi A1 thì tôi đã được kết nạp Đảng tại trận địa, chắc chắn vinh dự lắm”. Sau 70 năm, ông Hoàng Văn Bảy, chiến sĩ Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, vẫn đầy tiếc nuối khi kể chuyện chiến dịch Điện Biên Phủ.

Kết nạp Đảng hụt trên trận địa

Tiểu đội của ông Bảy là tiểu đội xung kích; trận cuối cùng mở lối lên đánh đồi A1, có 10 hàng rào thép gai thì 9 hàng rào đã bị phá bởi đơn vị đánh bộc phá. Bộc phá đã sử dụng hết nhưng phía trước vẫn còn một hàng rào dây thép gai bùng nhùng cản trở quân ta xung phong. Hầm hào, công sự đầy bùn đất, việc di chuyển gặp nhiều khó khăn… 

Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Thông giao nhiệm vụ cho ông Bảy phá hàng rào cuối. Với chiếc kìm và búi dù trắng ông Thông đưa cho, lúc ấy khoảng 1 - 2 giờ sáng ngày 7.5, trời tối và mưa, ông Bảy vẫn tự tin tiến lên, dựa vào pháo sáng của địch để tìm dây thép gai mà cắt. “Khoảng 10 phút, tôi cắt xong hàng rào, xé dù trắng treo hai bên làm dấu đường cho bộ đội ta xung phong”. 

Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, sơn mài của Nguyễn Sáng
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, sơn mài của Nguyễn Sáng

Vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Đình Cát, khi đó là chiến sĩ thông tin có thành tích xuất sắc, vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. "Trong hầm kết nạp, đọc tuyên thệ, đồng chí Bí thư nhắc nhở, bên ngoài bom đạn vẫn nổ ầm ầm. Trong chiến tranh, không biết sống chết như thế nào mà được kết nạp Đảng thì rất phấn khởi và lâng lâng. Chỉ biết hứa vào Đảng sẽ cố gắng học hỏi các đồng chí Đảng viên, làm tốt bằng bất cứ giá nào".

Tiểu đội của ông Bảy xung phong đầu tiên, vòng về bên trái; tiểu đội thứ hai vòng về bên phải của đồi A1, sau đó các đơn vị cứ thế tiếp tục xông lên. “Tôi theo tiểu đội tiến lên khoảng 60m thì bị thương ở đùi, không bước tiếp được nữa đành nằm lại, y tá băng cho xong cõng tôi xuống hào, đưa về Mường Phăng. Khi mổ lấy đạn trong chân tôi ra xong thì khoảng 5 giờ chiều, điện thoại từ mặt trận gọi về, Điện Biên đã được giải phóng”.

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ đầu, xung phong trong trận đánh đồi A1, mà ông Bảy không được chứng kiến giây phút chiến thắng. Nhưng ông Bảy còn tiếc hơn khi lẽ ra ông đã được kết nạp Đảng tại mặt trận, 10 lời thề đã viết sẵn đút trong túi áo. “Đồng chí Bí thư bảo là giải phóng đồi A1 sẽ kết nạp tôi ngay tại đó, nhưng tôi bị thương, coi như biết mình không được kết nạp ở đồi A1 rồi, tiếc quá ấy chứ”. 

Niềm tin son sắt

Chính Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Thông giới thiệu ông Bảy là đối tượng xét kết nạp Đảng, bởi thấy việc gì ông Bảy cũng xung phong; ông Bảy nhớ lại: “Người ta về nghỉ ăn cơm, nằm ngủ thì tôi lên đồi chặt cây thành ngạnh để thay cán cuốc, cán xẻng cho đơn vị. Tầm chập tối thì tôi lại lên đồi chặt một vài bó cây sắn để khi ra trận địa vác theo che hầm đào hào, đỡ nguy hiểm… Làm việc gì tôi cũng xuất sắc hết. Ông ấy (Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Thông - PV) nói muốn vào Đảng phải có tinh thần xung phong, đi đầu như thế”.

Ông Hoàng Văn Bảy - Ảnh: Thu Trang
Ông Hoàng Văn Bảy. Ảnh: Thu Trang

Xuất thân từ nông dân nghèo khổ, ông Bảy cũng như đại đa số bộ đội khi ấy được tuyên truyền, giác ngộ rằng, phải đánh đuổi được giặc Pháp thì mới giải phóng được mình, có cuộc sống tự do, ấm no. Thế nên, “Bác Hồ kêu gọi đi bộ đội là đi chứ có biết Đảng là gì đâu. Vào quân đội được giáo dục rằng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam mà Đảng đưa ra là đánh đổ đế quốc và phong kiến để đem lại quyền lợi cho mình, tôi mới ý thức được vào Đảng là vinh dự lắm. Thế rồi, không quản gì vất vả, khó nhọc, nguy hiểm, tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong tiểu đội, có mỗi mình tôi là đối tượng được giới thiệu kết nạp Đảng thôi”, ông Bảy kể đầy tự hào.

Ngọn nguồn sức mạnh chiến thắng -0
Ông Phạm Đức Cư

Cũng nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ, năm 1949, ông Phạm Đức Cư, nguyên Đại đội trưởng, Trung đoàn 367, xung phong nhập ngũ khi mới 19 tuổi. Trải qua chinh chiến, mấy năm sau đó, ông Cư được chọn cử sang Trung Quốc học về pháo phòng không và là người tham gia kéo pháo về nước trực tiếp phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ông Cư bảo, từng chứng kiến cảnh gia đình, làng xóm bị thực dân, phong kiến đàn áp, bóc lột, đói nghèo, rồi đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đổ thực dân, phong kiến, nhân dân ta đổi đời, từ thân phận người nô lệ, bị áp bức, bóc lột, trở thành người làm chủ, tự quyết định vận mệnh và tương lai của mình. Vì thế, khi Bác Hồ kêu gọi thanh niên tòng quân cứu nước, tinh thần ai nấy phấn chấn, hừng hực khí thế, quyết tâm giải phóng dân tộc”. 

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cho dù 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, song theo ông Cư, “tinh thần của anh em bộ đội, chiến sĩ cực kỳ ghê gớm, như thể mình đồng da sắt. Không ai nghĩ đến mình chút nào, dù gian khổ, nhiệm vụ được giao phải hoàn thành. Trước trận đánh, ai cũng có một quyết tâm thư, hứa với cấp trên dù có phải hy sinh thì cũng chiến đấu đến cùng”.

Có được điều ấy là bởi niềm tin, rằng một khi đất nước được độc lập, tự do, ai cũng sẽ có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. “Tin vào thắng lợi, tin vào Đảng, tin vào sự lãnh đạo của chỉ huy, tin vào sức mạnh của chính mình. Không tin thì không làm được”, ông Cư đúc kết. 

Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc
Văn hóa

Kỷ nguyên nhựa: Từ niềm vui tuổi thơ đến cuộc đối thoại nghệ thuật sâu sắc

“Kỷ Nguyên Nhựa” không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thị giác, mà còn là hành trình khám phá đầy màu sắc về một phần ký ức tuổi thơ – nơi những món đồ chơi nhựa từng mang đến niềm vui vô tận giờ được nhìn lại qua lăng kính nghệ thuật. Triển lãm khơi gợi sự tò mò, mở ra cuộc đối thoại nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về vai trò của nhựa trong đời sống hiện đại.

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.