Nghiên cứu xây dựng luật về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

Sáng 4.1, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo “Thực trạng quy định pháp luật và tổ chức thực hiện quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh và Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường đồng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023 của Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện chính sách pháp luật về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách” do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh làm Chủ nhiệm Đề tài.

Tại Hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, trong những năm qua, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã phát triển mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; góp phần huy động thêm nguồn lực tài chính trong nền kinh tế; hỗ trợ ngân sách nhà nước giải quyết nhiều nhiệm vụ khó khăn, phát sinh đột xuất, tăng cường khả năng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…). Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách ở nước ta hiện thành lập theo quy định của luật, các văn bản dưới luật. Trong đó, thống kê sơ bộ cho thấy, ở Trung ương có khoảng 40 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được phép thành lập theo quy định của luật, pháp lệnh, 20 quỹ thành lập theo các văn bản dưới luật.

Các đại biểu cũng lưu ý, việc hình thành các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là một giải pháp để điều hành nền tài chính quốc gia linh hoạt hơn, sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho quỹ ngân sách nhà nước tập trung. Tuy nhiên, đi đôi với thành lập quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải tăng cường quản lý, bảo đảm thành lập dựa trên các quy định pháp luật, tránh tùy tiện, lạm dụng, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, nhiều ý kiến đề nghị, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về tài chính – ngân sách, nhất là cụ thể hóa quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. Trong đó, cần làm rõ khái niệm quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có nguồn thu riêng, nhiệm vụ chi riêng, bảo đảm không trùng với nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu ban hành Luật Quản lý, sử dụng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đồng thời với sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành để bảo đảm tính thống nhất, hài hòa trong quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ này.

Nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động của các quỹ này phải bảo đảm nguyên tắc công khai thu, chi theo quy định pháp luật; chi theo đúng mục tiêu và dự toán được duyệt; phải được sự kiểm soát chi của Hội đồng quản lý, có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính; thực hiện công khai mục đích huy động, kết quả huy động và chi tiết nội dung thu, chi của quỹ.

Đồng thời, tiến hành rà soát, giải thể với các quỹ không có khả năng tài chính độc lập, hoạt động kém hiệu quả; thực hiện sáp nhập các quỹ mang tính chất đầu tư sinh lời để trở thành các chế định tài chính mạnh của Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố; nghiên cứu sắp xếp một số quỹ nhân đạo, từ thiện về một đầu mối để thực hiện thống nhất việc vận động thực hiện, xác định rõ ràng về đối tượng, phương thức hỗ trợ…

Đáng chú ý, nhiều ý kiến nhấn mạnh, nguồn lực tài chính hình thành quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách một phần quan trọng được huy động từ người dân, doanh nghiệp, một phần trích từ ngân sách nhà nước, do vậy, việc sử dụng nguồn lực này phải được đặt dưới sự giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử để tránh thất thoát, lãng phí, tham nhũng, từ đó làm hoạt động của quỹ hiệu quả hơn.

Kết luận hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh, Chủ nhiệm Đề tài cho biết, các ý kiến tại hội thảo là nguồn dữ liệu, thông tin quan trọng trong quá trình hoàn thiện đề tài, đặc biệt đã cung cấp thực trạng đa dạng về địa vị pháp lý, mô hình, cách thức quản lý, phương thức hoạt động, cơ chế huy động… của các quỹ này. Ban Chủ nhiệm Đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp để hoàn thiện các báo cáo chuyên đề liên quan đến hoàn thiện cơ chế pháp lý đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào

Chiều 8.10, tại Nhà Quốc hội Lào, Thủ đô Vientiane, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến chào Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tặng quà lưu niệm Phó Chủ tịch Quốc hội Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào

Ngày 8.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn đã tới Thủ đô Vientiane, Lào, tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45. Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Thượng tướng Su-von Lương-bun-mi đã chủ trì lễ đón Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Ngay sau Lễ đón, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Su-von Lương-bun-mi đã tiến hành hội đàm.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.10.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 8.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính 13 tỉnh; Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào, hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào; Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính 13 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện

Cho ý kiến về tình hình phân bổ, dự kiến điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Quang cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội

Chiều 8.10, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 13, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy năm 2024, phương hướng thực hiện năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.