Nghiêm cẩn in sao đề Kỳ thi tốt nghiệp THPT

In sao đề thi là khâu đặc biệt quan trọng trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, liên quan trực tiếp đến an toàn, bảo mật đề thi.

Nghiêm cẩn in sao đề Kỳ thi tốt nghiệp THPT -0
Lực lượng công an TP Cần Thơ tham gia vận chuyển, bảo vệ đề thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: INT

Không chỉ chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, các địa phương cũng phải tính đến những tình huống bất thường có thể xảy ra.

Bảo đảm an toàn, bảo mật tối đa

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Vĩnh Long có 10.435 thí sinh đăng ký dự thi; dự kiến thành lập 28 điểm thi, 453 phòng thi. Giám đốc Sở GD&ĐT đã thành lập 1 Hội đồng thi với các ban: Thư ký; In sao đề thi; Vận chuyển và bàn giao đề thi; Coi thi; Làm phách bài thi tự luận; Chấm thi tự luận; Chấm thi trắc nghiệm; Phúc khảo bài thi tự luận; Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

Chia sẻ về công tác in sao đề thi, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long cho biết: Thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ sao in đã được rà soát, đảm bảo các điều kiện in sao và đảm bảo nguyên tắc cách ly 3 vòng.

Trước ngày 16/6, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Công an tỉnh để kiểm tra an toàn bảo mật các thiết bị phục vụ in sao. Thời gian bắt đầu cách ly để thực hiện nhiệm vụ in sao dự kiến từ giữa tháng 6 đến kết thúc môn thi cuối cùng kỳ thi.

“Vĩnh Long huy động khoảng 15 - 20 người trực tiếp thực hiện in sao đề thi. Trưởng ban In sao là Phó Giám đốc Sở, Phó Chủ tịch Hội đồng thi. Khu in sao bảo đảm các loại máy phục vụ in sao như máy photo trắng đen, photo màu, xếp trang.

Các máy móc, thiết bị không gắn bộ phận thu phát, nối mạng Internet, được công an kiểm tra niêm phong các cổng kết nối và lập biên bản kiểm tra, niêm phong. Nơi in sao không bố trí các phương tiện thông tin liên lạc, các loại điện thoại, trừ 1 điện thoại cố định có chức năng ghi âm và có loa ngoài đặt tại vòng 2 được công an kiểm soát liên tục 24 giờ/ngày theo đúng quy định”, bà Hà chia sẻ.

Nghiêm cẩn in sao đề Kỳ thi tốt nghiệp THPT -0
Thí sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: INT

Liên quan đến công tác này, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk khẳng định Sở GD&ĐT chuẩn bị cho công tác in sao chu đáo, bảo đảm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm việc. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu cách ly theo 3 vòng độc lập tại khu vực in sao đề thi. Công an kiểm tra, xác nhận điều kiện an ninh, an toàn và niêm phong cổng kết nối của các phương tiện, thiết bị cần thiết tại khu vực in sao đề thi trước khi Ban In sao đề thi triển khai công việc.

“Hiện Sở GD&ĐT đã có kế hoạch, quy trình in sao theo quy định, các máy móc, thiết bị được kiểm tra, chạy thử, bảo đảm. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh giao ngành Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho kỳ thi, trong đó cử cán bộ y tế trực 24/24 giờ ở vòng ngoài của khu vực in sao, kịp thời xử lý tình huống bất thường xảy ra”, ông Đỗ Tường Hiệp cho hay.

Nghiêm cẩn in sao đề Kỳ thi tốt nghiệp THPT -0
Giờ học của học sinh lớp 12 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 (Nghệ An). Ảnh: INT

Sẵn sàng mọi tình huống

Năm nay, Hòa Bình có 9.690 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, số phòng thi chính thức là 442, dự phòng là 74. Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đinh Thị Hường, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh Hòa Bình năm 2023, và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Căn cứ kế hoạch này, Sở GD&ĐT chuẩn bị phương án về cơ sở vật chất, nhân lực, bảo đảm an toàn, bảo mật cho việc in sao đề thi. Ban In sao đề thi được thành lập theo thời gian Bộ GD&ĐT quy định. Sở GD&ĐT đồng thời phối hợp với Công an tỉnh có phương án kiểm tra an toàn bảo mật các thiết bị in sao, thực hiện kiểm tra theo lịch của Bộ GD&ĐT.

Trong công tác in sao, bà Đinh Thị Hường cho biết, Sở GD&ĐT đã tính đến tình huống bất thường có thể xảy ra. Theo đó, năm 2023, hiện tượng thời tiết El nino diễn biến phức tạp. Từ đầu hè đến nay, trên toàn quốc xảy ra nắng nóng gay gắt, diện rộng, thiếu điện, mất điện…

Cùng với đó, thời điểm diễn ra kỳ thi (ngày 27, 28, 29/6) có thể xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lũ, sạt lở đất đá làm ách tắc, chia cắt mạng lưới giao thông đường bộ; hoặc nắng nóng, thiếu điện, mất điện ảnh hưởng đến việc di chuyển đến điểm thi, sức khỏe của thí sinh dự thi, cán bộ làm thi.

Các thành viên Ban Chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch triển khai các phương án cụ thể đối với những tình huống bất thường có thể xảy ra. Với yếu tố dịch bệnh, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế có phương án kiểm tra dịch bệnh Covid-19 cho các thành viên Ban In sao đề thi trước khi vào làm nhiệm vụ.

Tại Bình Định, thông tin từ bà Nguyễn Thị Hoàng, Trưởng phòng Quản lý chất lượng giáo dục - Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT đã có phương án tổ chức in sao đề thi đúng quy chế thi hiện hành. Cụ thể, khu vực in sao đề thi là một địa điểm được biệt lập, an toàn, kín đáo; thực hiện nghiêm túc cách ly theo 3 vòng độc lập tại khu vực in sao.

Công an kiểm tra và xác nhận việc bảo đảm phòng cháy, chữa cháy và điều kiện an ninh, an toàn, niêm phong cổng kết nối các phương tiện, thiết bị cần thiết tại khu vực in sao đề thi trước khi Ban In sao triển khai công việc. Người làm việc trong Ban In sao là lãnh đạo, giáo viên các trường THPT có phẩm chất đạo đức, năng lực làm việc tốt; số lượng bảo đảm thực hiện in sao đúng tiến độ. Sở GD&ĐT phối hợp với Phòng PA03 Công an tỉnh Bình Định rà soát, kiểm tra thiết bị in sao (máy photo, máy phối…), bảo đảm không có phương tiện thu phát tại khu vực in sao đề thi…

“Trong công tác in sao, Sở GD&ĐT đã tính đến các tình huống bất thường, trong đó có dịch bệnh. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh của Chính phủ quy định thực hiện theo nguyên tắc 2K. Vì vậy, trước khi vào in sao đề thi, những người có tên trong danh sách phải kiểm tra sức khỏe. Khi tiếp xúc với các vật dụng bên ngoài đưa vào (đồ dùng phục vụ ăn uống) phải đeo khẩu trang và khử khuẩn tay trước khi tiếp xúc”, bà Nguyễn Thị Hoàng – Trưởng phòng Quản lý chất lượng giáo dục - Giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT Bình Định cho hay.

Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết đã chủ động chuẩn bị địa điểm Ban In sao, nhân sự tham gia bảo đảm công tác tổ chức sao in đề thi tốt nghiệp; đồng thời bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn theo đúng quy định. Hệ thống máy in nhanh và trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác sao in đề thi được chuẩn bị đầy đủ.

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.